Vì sao kiểm toán Big 4 ngày càng trở nên ... vô dụng?
Khi nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett tăng cổ phần của mình tại Tesco vào năm 2012, giới đầu tư nhận được một thông điệp mạnh mẽ của ông: Hãng bán lẻ khổng lồ của Anh sẽ hồi sinh và trở thành đối trọng với các doanh nghiệp Mỹ.
Tuy nhiên, ngay cả “Hiền triết xứ Omaha” cũng có thể trở thành nạn nhân của những gian lận kế toán. Ngày 22/9 vừa qua, Tesco cho biết lợi nhuận nửa đầu năm 2014 mà hãng công bố (408 triệu USD) là cao bất thường. Nguyên nhân đến từ việc nhà bán lẻ này đã phóng đại quá trớn khoản chiết khấu sẽ thu về từ phía các nhà cung cấp. Ủy ban điều tra gian lận của Anh đã tiến hành điều tra sai sót nghiêm trọng này. Tới 9/12 mới đây, Tesco tiếp tục giảm lợi nhuận dự báo 30%.
Khoản đầu tư của Buffett vào Tesco đã mất tới 750 triệu USD, và ông gọi thương vụ này là một “sai lầm lớn”.
PwC là hãng kiểm toán cho Tesco. Tesco đã phải trả cho một trong Big 4 tới 10,4 triệu bảng Anh cho báo cáo kiểm toán 2013 của mình. Mặc dù vậy, điều duy nhất mà hãng kiểm toán PwC làm đó là nhận xét rằng khoản chiết khấu là một điểm cần lưu ý trong báo cáo.
Việc PwC bỏ qua sai sót không phải là trường hợp cá biệt. Ngày nay, những scandal về báo cáo kiểm toán sai sót hiếm khi được đưa lên trang nhất của các tờ báo, không phải vì những sai sót này hiếm có, mà trái lại, nó đã trở nên quá thường xuyên. Vụ việc HP “giấu” tới 80% trong khoản tiên 10,3 triệu USD mua lại Autonomy năm 2012, hay Olympus, nhà sản xuất thiết bị quang học của Nhật Bản, bị cáo buộc che dấu hàng tỉ USD thiệt hại là một ví dụ. Tất cả những công ty trên đều thuê các nhà kiểm toán của Big 4.
Cho dù các công ty kiểm toán không bị quy trách nhiệm cho khủng hoảng kinh tế diễn ra vào năm 2008, chí ít thì họ cũng đã thất bại trong việc đưa ra các cảnh báo. Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ đang kiện PwC đòi 1 tỉ USD vì đã không tìm thấy gian lận tại Colonial Bank, ngân hàng đã phá sản vào năm 2009. PwC thì phủi tay và cho rằng chính ngân hàng mới là người lừa dối công ty bảo hiểm.
Tháng 6 vừa qua, 2 kiểm toán tại KPMG đã bị đình chỉ vì không xem xét kỹ khoản dự trữ tiền mặt tại Tier One, một ngân hàng phá sản khác. Thậm chí, 8 tháng trước khi Lehman Brothers’ sụp đổ, các nhà kiểm toán EY vẫn chưa tìm thấy vấn đề gì.
Tại các thị trường mới nổi, tình hình cũng không khả quan hơn.
Trong vài năm qua, sàn giao dịch Bắc Mỹ đã hủy niêm yết hơn 100 công ty Trung Quốc vì vấn đề kiểm toán.
Năm 2010, người ta phát hiện ra nhà máy của China Integrated Energy (khách hàng của KPMG) đã ngừng hoạt động cả tháng, dù trước đó báo cáo vẫn ghi là đang hoạt động “hết công suất”.
Năm 2011, công ty nghiên cứu Muddy Waters tiếp tục phát hiện ra phần lớn tài sản Sino Forest (khách hàng của EY) sở hữu thực ra không tồn tại. Cả hai công ty trên sau đó đã mất tới 95% giá trị.
Không ai mong chờ cảnh sát có thể thực thi công lý mọi lúc mọi nơi. Thế nhưng, việc các scandal cứ xuất hiện liên tục khiến mọi người đặt câu hỏi: Thực sự thì Big 4 có thể làm gì? Họ có xứng để bỏ túi 50 tỉ USD phí kiểm toán mỗi năm không?
Trong tưởng tượng của nhiều người, kiểm toán viên là những người có thể nhìn thấy những lỗ hổng hay sai phạm của công ty. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy. Những thay đổi trong lịch sử của ngành kiểm toán đã biến các kiểm toán viên ngày nay trở thành một công cụ bắt buộc để đánh giá các báo cáo tài chính có phù hợp với tiêu chuẩn kế toán hay không.
Việc nhà đầu tư mất niềm tin vào báo cáo kiểm toán có thể dẫn đến nhiều hệ lụy với các công ty làm ăn chân chính. Chẳng hạn, các công ty trung thực có chi phí vốn vay tương đương với các công ty dối trá, bị cắt giảm tiền đầu tư và gặp khó khi tăng trưởng.
Tại sao lại có tình trạng này?
Trước đây, ngành kiểm toán đã từng được giới đầu tư đánh giá cao bởi tính trung thực. Kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong thế giới hiện đại. Khi công ty cổ phần ra đời, các cổ đông luôn gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa lợi ích của chủ sở hữu công ty và người điều hành công ty. Bởi một quản lý luôn hiểu rõ hoạt động của công ty hơn nhiều so với các nhà đầu tư, họ luôn có hàng tá cách để che giấu tình trạng thực sự của công ty. Về phía các nhà đầu tư, họ cũng sẽ từ chối đổ tiền vào những công ty mà họ cảm thấy người điều hành không đáng tin. Kiểm toán phát sinh từ điểm này để giải quyết nhu cầu “công bằng về thông tin”.
Vào khoảng giữa nhưng năm 1800, người Anh cho các công ty đường sắt Mỹ vay vốn đã yêu cầu được kiểm toán để kiểm tra mọi khía cạnh liên quan đến việc kinh doanh đường sắt. Đó là đại diện đầu tiên của những kiểm toán viên hiện đại. Cộng đồng này vẫn phát triển bền vững tới tận ngày nay. Bằng chứng là 150 năm sau, hệ thống của các công ty thuộc Big 4 vẫn được điều hành bởi các chi nhánh tại Anh và Mỹ. Tất cả người lãnh đạo hiện tại của công ty đều là người Mỹ.
Sự xuất hiện của các kiểm toán viên đem lại lợi ích cho cả công ty lẫn nhà đầu tư. Các công ty vừa tiết kiệm được chi phí tài chính, còn các kiểm toán viên luôn được khuyến khích đưa ra nhận xét công bằng nhất để tạo niềm tin cho thị trường. Khoảng những năm 1920, 80% các công ty tại sàn giao dịch New York thuê kiểm toán, dù điều này không bắt buộc.
Tuy nhiên, mọi việc thay đổi sau cuộc Đại Suy Thoái, khi Chính phủ Mỹ ra luật bắt buộc các công ty đại chúng phải thuê kiểm toán, cũng như công bố báo cáo tài chính qua kiểm toán. Một luật tương tự cũng được thông qua tại Anh. Quyết định tưởng chừng như mang lại lợi ích cho doanh nghiệp này lại chính là nguyên nhân lớn khiến ngành kiểm toán đi xuống và các báo cáo kiểm toán vô nghĩa tràn lan trên thị trường ngày nay.
Ngay từ lúc kiểm toán chưa phải là quy định bắt buộc, các kiểm toán viên cũng hiếm khi phải chịu trách nhiệm vì những sai phạm của khách hàng. Một tòa án của Anh năm 1896 đã ra tuyên bố: “Một kiểm toán viên không phải là thám tử,… anh ta là một “người giám sát”, không phải “chó săn”.Khi kiểm toán trở thành một yêu cầu bắt buộc, vấn đề bắt đầu nảy sinh. Các công ty kiểm toán không cần phấn đấu để đem lại sự tin tưởng và lợi ích cho nhà đầu tư mà vẫn có khách hàng. Và họ dần tỏ ra thiếu trách nhiệm. Nếu trước khi, các kiểm toán viên đưa ra đánh giá “bảo đảm” báo cáo kiểm toán là chính xác, nay họ chỉ đánh giá đó là “ý kiến” của công ty kiểm toán.
Các công ty kiểm toán hiện đại còn không đánh giá mức độ chính xác của báo cáo. Kiểm toán viên chỉ tóm tắt trong một trang giấy với nội dung rất chung chung, đại loại như “báo cáo phản ánh trung thực hợp lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý,…”
Cho dù các báo cáo kiểm toán có chất lượng ngày càng kém, hầu hết các công ty, kể cả không phải công ty đại chúng, cũng phải thuê kiểm toán để đạt tiêu chuẩn vay vốn của ngân hàng. Tại những quốc gia có tiêu chuẩn kế toán lỏng lẻo, tính trạng này càng diễn biến phức tạp hơn.
Dù niềm tin đã xuống rất thấp, nhưng sẽ rất khó để ngành công nghiệp kiểm toán tiến hành những cải cách thay đổi mô hình. Có quá nhiều xung đột về lợi ích khiến giữa lợi ích các công ty kiểm toán với nhà đầu tư.
Nguồn: CafeBiz
Pages
- Huong Minh1420536568
Thế giới tài chính sẽ ngày càng phức tạp và nhiều rủi ro, các công ty kiểm toán sẽ phải học nhiều bài học mới bắt kịp thời đại. Nhưng chắc chắn sự tồn tại các công ty kiểm toán là mãi mãi cần thiết!
-
hZWZmZhhkWycnJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmZiRl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhhkWycnJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmSVaZeFneDh
-
More
hZWZmZhhkWycnJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpWYlJWIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZpbptqaVVvtrI.