Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Answers

Topic:

The Art of Emotion Management for Better Leadership

Have you ever got furious and then feel regretful for losing your temper? Or just under personal pressures, you made the whole working atmosphere uncomfortable? To better manage your personal emotions for leadership, share your situations to receive advices from Anphabe Advisor – Mr. Tran Dinh Dung - Speaker, Master of Sociology and CEO of Khue Van Academy.

NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ CẢM XÚC TRONG LÃNH ĐẠO

Bạn có bao giờ nổi nóng rồi sau đó lại tiếc nuối vì đã lỡ nóng giận? Hay chỉ vì những áp lực cá nhân mà bạn khiến không khí làm việc chung trở nên nặng nề? Để quản lý cảm xúc bản thân tốt hơn và nhờ đó lãnh đạo hiệu quả hơn, hãy chia sẻ tình huống của bạn và nhận sự tự vấn trực tiếp từ Anphabe Advisor- Diễn giả , Thạc sỹ Xã hội học Trần Đình Dũng – Giám Đốc Điều Hành Khuê Văn Accademy.

Advisor:

Tran Dinh Dung's picture

Tran Dinh Dung

Founder and CEO
Khue Van Academy

Timing:

The discussion is open from 24-10-2012 to 24-11-2012

The advisor answered on 22-11-2012

Quản lý "cảm xúc thiên vị" trong quản lý nhân viên?

Answer4 hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5mSnZWEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..

Dù là một người quản lý, nhưng chuyện có tình cảm với ai đó thì là một câu chuyện trong tránh khỏi. Theo anh, làm thế nào để mình có thể tránh khỏi sự "thiên vị" này đối với nhân viên khi giao việc ạ? Tất nhiên bạn nhân viên cũng có năng lực, nhưng đôi khi sẽ vẫn hay xảy ra tình trạng "tình ngay lý gian" ấy ạ.

Em xin cảm ơn.

Answer4 hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5mSnZWEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Khuong Duy's picture
    Khuong Duy
    1353553906

    Về mặt quản lý cảm xúc và tình cảm, tôi thấy có 2 vấn đề:

    1. Cảm xúc của cá nhân nhà quản lý, chỉ giải quyết cho sự thoả mãn và niềm vui cho chính anh ta: nên coi là một dạng của nhà trồng được, bản thân anh ta phải tự xử lý

    2. Cảm xúc của nhà quản lý thể hiện ra ngoài phục vụ cho nhu cầu quản trị: đây là cái mặt nạ trong công việc mà anh ta phải đeo vào, và nó phải được tính toán trước rất kỹ để phục vụ công việc, gây ảnh hưởng lên nhân viên và cấp trên của anh ta, lôi kéo, tạo trào lưu, tạo xung đột...

    Tôi nghĩ việc nên bàn luận tiếp sẽ là phần 2 nêu trên. Nó nằm trong một trong 2 công cụ phục vụ quản trị là: Quản trị bằng lý trí và Quản trị bằng cảm xúc!

    Người xưa đề cao thuật quản trị bằng cảm xúc

    Ngày nay chúng ta nói nhiều đến quản trị bằng lý trí

    Cá nhân tôi thấy cả 2 đều quan trọng như nhau, tuy nhiên do học 2 kỹ thuật này để làm được việc là cả 1 vấn đề! Muốn quản trị bằng cảm xúc, bạn phải có tố chất và kiến thức của chính khách, là một nhà tâm lý giỏi! Đôi lúc do áp lực công việc bạn ngại luyện các skill này. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, quản trị cảm xúc là đỉnh cao nhất của quản trị, khó nhất và hiệu quả nhất!

    Hình ảnh một nhà truyền giáo có các con chiên ngoan đạo nằm im dưới chân, ông ta làm gì thì tín đồ cũng nhìn ông ta như thánh, đó là hình ảnh của một nhà quản trị bằng cảm xúc giỏi

      hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJuVmYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOYbZmFneDh
    hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSbmJeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhtcZtpVm6xtg..
  • Tran Dinh Dung's picture
    Tran Dinh Dung
    1354269913

     Chào Nhất Dũng Nguyễn,

    Việc thiên vị trong quản lý nhân viện thể hiện cách quản lý theo cảm tính trong khi người quản lý giỏi phải là người quản lý theo mục tiêu. Mà để có thể quản lý theo mục tiêu thì người quản lý phải nhìn vào năng lực của nhân viên chứ không phải các yếu tố thiên về cảm tính. Cơ sở để đánh giá nhân viên phải là hiệu quả công việc của anh ta, từ đó người quản lý có cách phân việc hay trao quyền sao cho thích hợp thay vì ưu ái hơn cho người nhân viên này vì ngoại hình, giọng nói của người đó hay có chung sở thích, hay đi cùng…

    Chúc bạn sớm thoát khỏi cảm xúc thiên vị để trở thành nhà quản lý tốt.

      hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJyalYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOZcpWFneDh
    hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZScnZOIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhpcJ9mVm6xtg..
  • Cam Nguyen's picture
    Cam Nguyen
    1352262887

     Trong bất cứ tập thể nào cũng có những nhân viên được sếp tín nhiệm hơn những nhân viên còn lại và thường được giao những công việc nhiều thử thách (nhưng cũng nhiều phần thưởng) hơn. Đó là chuyện hoàn toàn bình thường, miễn là cảm tình của sếp dành cho nhân viên dựa trên hiệu quả công việc chứ không phải là cảm xúc cá nhân thì không có gì gọi là "thiên vị" cả.

    Tất nhiên ở cương vị quản lý, bạn phải quan tâm và tạo cơ hội phát triển cho tất cả nhân viên. Nhưng mình chắc rằng thái độ đón nhận cơ hội của mỗi nhân viên sẽ rất khác nhau. Sẽ có nhân viên hào hứng khi được giao việc mới vì họ coi đó là cơ hội học hỏi, thăng tiến. Ngược lại cũng có những nhân viên cảm thấy lo sợ, áp lực vì thiếu tự tin, vì sợ cực khổ, vì cảm thấy mình bị thiệt thòi (số này thường nhiều hơn). Và đương nhiên chỉ có những nhên viên có thái độ làm việc tích cực mới giành được  thiện cảm của sếp!

    Còn nếu có cảm tình với nhân viên do cảm xúc cá nhân thì phải tuyệt đối không thể hiện trong giờ làm việc bạn nhé. KHông thì những nhân viên còn lại sẽ không phục và nghe lời bạn nữa đâu.  Với cương vị là quản lý, chắc bạn phải nhiều kinh nghiệm làm việc và kiến thức hơn nhân viên. Nếu muốn giúp 1 nhân viên nào đó học hỏi, thăng tiến bạn có thể quan tâm chia sẻ tài liệu, trò chuyện, tư vấn... một cách khéo léo và nên là ngoài giờ làm việc :-)

      hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJiUload2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOVbJaFneDh
    hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSYl5SIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhobpZtVm6xtg..
  • Nguyen Binh Minh's picture

    Quản lý không thiên vị thật sự rất khó, nếu như không muốn nói là không thể.
    Vì cũng là con người nên quản trị viên luôn bị cảm xúc ảnh hưởng nên việc thiên vị là không tránh khỏi. Một nguyên nhân quan trọng khác là vì khi quản lý tốt và có ảnh hưởng với tổ chức thì quản trị viên có xu hướng tự tin thái quá (ngã mạn) và cho rằng mình đúng và dần dần xa rời nguyên tắc, thậm chí phá vỡ nguyên tắc. Càng lên cấp quản trị cao càng dễ bị thiên vị do quyền lực trong quản lý ngày càng mạnh và việc phản kháng thiên vị ngày càng gặp khó khăn. Vì vậy vai trò của người đứng đầu trong việc duy trì nguyên tắc, kỷ luật là cực kỳ quan trọng.
    Để khắc phục điều này các tổ chức cần có những quy định, nguyên tắc, kỷ luật trong quản lý buộc các quản trị viên ở mọi cấp phải tuân thủ, phải có sẵn cẩm nang xử lý mọi tình huống, điều này là rất cần thiết dù nó làm cho bộ máy tổ chức cứng nhắc, giảm khả năng linh hoạt và sáng tạo, nhưng nó lại giúp tổ chức hoạt động ổn định và hạn chế bớt xung đột nội bộ.
    Tuy nhiên, việc thiên vị trong quản lý lại mạng lại khả năng linh hoạt và sáng tạo, vì quản trị viên có thể tự quyết và có những lựa chọn táo bạo, nếu quản trị viên thật sự tài năng thì tổ chức sẽ hưởng lợi rất nhiều.
    Bạn phải lựa chọn giữa thăng hoa (cảm xúc) và ổn định (nguyên tắc) thôi.
    Các tổ chức nhỏ có người đứng đầu vượt trội thường bị ảnh hưởng cảm xúc nhiều hơn trong quản lý. Nhất là tổ chức kiểu gia đình trị thì càng rõ, cơ cấu tổ chức phi chính thức thường rất mạnh.
    Các tổ chức lớn thường có bộ quy tắc cho mọi ứng xử, và cố gắng cắt bỏ các ràng buộc tình cảm trong quản lý, thì các quản trị viên cũng chênh lệch năng lực sẽ không nhiều nên việc thay thế khá dễ dàng (kể cả các CXO) nên sẽ ít thiên vị hơn.
    Tóm lại đã là con người thì phải có thiên vị, chỉ ít hay nhiều, hạn chế nó như thế nào thôi.
    Vài lời chia sẻ cùng bạn. 
    Chúc vận dụng thành công.
    Nguyễn Bình MINH
    Khoa Thương mại điện tử - Đại học Thương mại
    www.facebook.com/minhngb
    www.linkedin.com/in/minhngb
    www.twitter.com/minhngb

      hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmZaVmYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWSTbZmFneDh
    hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZWWmJeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmZtaZ5nVm6xtg..

Pages

hZWZmZlikWuZmJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...