3 điều nhất định phải có trong mail xin nghỉ việc
Dù muốn dù ko, bạn sẽ có lúc ở vào vị trí người gửi/nhận thư xin nghỉ việc. Đây là 3 điều mà ở vị trí người nhận, mình cho là cần thiết. Nếu bạn ở vị trí người gửi, có thể xem tham khảo.
1. Mở đầu
Phần này bạn không cần phải nhiều lời hoa mỹ hoặc thật sáng tạo. Hãy viết đơn giản ngắn gọn. Bạn cần nói rõ được ngày bạn chính thức rời khỏi công ty.
Note: Thông thường nếu bạn đang trong hạn hợp đồng lao đông 1 năm với cty, cần thông báo chính thức bằng văn bản đến Sếp trực tiếp/HR trước 30 ngày làm việc và 45 ngày làm việc nếu là hợp đồng vô thời hạn.
Ví dụ:
Dear anh/chị [tên sếp bạn],
Em xin gửi email này là thông báo chính thức về việc em sẽ nghỉ việc tại công ty với vị trí [chức danh]. Ngày làm việc cuối cùng của em là [xxx].
2. Cảm ơn
Đây là phần quan trọng.
Hãy viết lời cảm ơn công ty vì đã tạo cơ hội cho bạn làm việc và miêu tả những công việc bạn đã từng được giao phó và biết ơn vì đã được làm/được học/được trưởng thành thông qua những dự án/công việc được giao.
Điều này có thể chỉ mang tính thủ tục, nhưng bạn vẫn nên làm vì không ai lại muốn “bớt bạn, thêm thù”. Hãy nhớ rằng người đọc được thư này sẽ có thể là người giới thiệu / cho nhận xét/ đánh giá về bạn với nhà tuyển dụng mới của bạn, cho nên giữ mối quan hệ tốt đẹp với với họ luôn là điều nên làm.
Ví dụ:
Em xin cảm ơn công ty đã cho em cơ hội làm việc trong khoảng thời gian [số năm bạn đã làm]. Em rất yêu thích công việc và những cơ hội đã được công ty tin tưởng giao phó. Em đã học được nhiều điều bổ ích trong công việc như [xxx], và những kinh nghiệm này sẽ theo em trong suốt hành trình nghề nghiệp của mình.
3. Bàn giao công việc
Một phần không thể thiếu trong mail xin thôi việc chính là bàn giao công việc. Đây chính là bằng chứng thể hiện bạn đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm cũng như sự nghiêm túc đối với công việc của mình, ví dụ: list các đầu việc/dự án đang làm và những việc cần phải làm để hoàn thành; các contacts cần thiết trong việc; viết email giới thiệu các contacts này với ng thay thế bạn, ...
Cuối cùng, bạn nên nêu rõ về việc bạn sẽ sẵn lòng hỗ trợ công ty trong giai đoạn chuyển giao công việc. Bạn không cần nói quá chi tiết và dĩ nhiên không nên hứa những gì mà bạn không thể thực hiện được. Bạn có thể đảm bảo rằng bạn sẽ bàn giao công việc suôn sẻ và bạn sẽ làm việc đến tận ngày cuối cùng.
Ví dụ:
Trong tháng cuối cùng làm việc tại công ty, em sẽ cố gắng hoàn thành các công việc còn dang dở và hướng dẫn / bàn giao công việc cho đồng nghiệp. Vui lòng báo cho em biết nếu em có thể giúp gì cho công ty trong thời gian chuyển giao này.
Xin chúc công ty luôn thành công, và em hy vọng sẽ vẫn giữ liên lạc với công ty trong tương lai.
Trân trọng,
Hãy chuyên nghiệp đến phút cuối bạn nhé!
Bài nên đọc:
Pages
- Huong Ha1532947405
Xin bổ sung 1 vài điều nhằm giúp việc ra đi được chuyên nghiệp và suôn sẻ. Mời bạn tham khảo:
NÊN:
* Viết một lá đơn xin nghỉ việc thật ngắn gọn và trực tiếp gởi cho sếp. Sếp của bạn phải là người đầu tiên biết quyết định nghỉ việc của bạn. Đừng để Sếp phải nghe tin này từ ai đó khi họ đang 888 chuyện với nhau.
* Thông báo nghỉ việc vào thời điểm thích hợp và đúng luật. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn hãy hoàn thành hết các dự án đang dở dang. Nhiều trường hợp, bàn giao ngay giữa dự án hoặc khi dự án gần xong sẽ gây khó khăn đáng kể cho việc đóng dự án, nghiệm thu và thanh toán hợp đồng với khách hàng.
KHÔNG NÊN:
* Kể tội / bôi nhọ sếp, đồng nghiệp hay công ty (cho dù điều này làm bạn cảm thấy dễ chịu thì bạn cũng không nên làm vậy). Đang ngồi tại cty cũ mà đã vội ca ngợi công ty mới / huênh hoang về công việc bạn sẽ làm sắp tới.
* Nghỉ ngay lập tức hoặc không thông báo trước theo quy định
* Lấy đi bất kỳ tài liệu hoặc tài sản gì của công ty; phá hỏng dữ liệu hay cơ sở dữ liệu; v.v…
* Không hoàn thành / không bàn giao công việc
-
hZWZmZxgmW6Vl5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVlZaRmoad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZxgmW6Vl5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2CTaZqFneDh
-
More
hZWZmZxgmW6Vl5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5GWlJiIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhuaZhtVm6xtg.. - An Nguyen1562120690
Cảm ơn đã chia sẻ bài viết rất hay, khi nghỉ việc cái cần quan tâm nhất vẫn là bàn giao công việc cho người khác, đảm bảo mọi thứ được vận hành như trước đây.
-
hZWZmZxgmW6Vl5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVlpaSnYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZxgmW6Vl5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2GTap2FneDh
hZWZmZxgmW6Vl5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5KWlZuIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmprcJZoZVVvtrI.