Bạn đang khỏa thân hay có mặc quần? - Day 15 - 15/04/20
MY 21 DAYS TRANSFORMATION JOURNEY
DAY #15 – 15/04/20 – Bạn đang khỏa thân hay có mặc quần?
- DAY #12 – 12/04/20 – Be Gritty, Be Grittier
- DAY #13 – 13/04/20 – Quả trứng, Phượng Hoàng, Bươm bướm và Chim ưng
- DAY #14 – 14/04/20 – Mơ ước mong manh
Đừng shock nhé, post này rất nghiêm túc?
Mấy tuần trước, khi thị trường chứng khoán đỏ lửa không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới, tự nhiên có một câu quote nổi tiếng của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet được chia sẻ khắp nơi “Thủy triều xuống mới biết ai đang bơi khỏa thân, ai đang mặc quần”, ý là khi khó khăn ập tới, thực lực của từng doanh nghiệp mới lộ rõ.
Nghe câu này mình thấy khá là thú vị, vì nó rất “tượng hình” (hihi) và có nhiều ý nghĩa nữa. Đồng thời nó cũng làm mình tự hỏi bản thân rằng doanh nghiệp của chính mình đang ở các giai đoạn nào:1) Cởi truồng, chỉ còn nước chết 2) Có tí vải che thân bé xíu, sóng đánh phát là bay luôn, cũng muốn chết; 3) quần áo xộc xêch, không chết nhưng cũng khó bơi vì vừa lo kéo vừa lo che hay 4) đủ bộ đồ nghề, sẵn sàng nhảy sóng & tung tăng bơi lội
Đận Covid này là một bài test giúp từng người lãnh đạo nhìn mọi vấn đề minh bạch ra rất nhiều. Nó khiến chúng ta không khỏi giật mình:
- Tổ chức của mình “thời bình” thì OK nhưng “thời chiến” đã sẵn sàng chưa (Từ công nghệ, đến cách thức làm việc và nhất là tinh thần chiến đấu...)?
- Trước các phản ứng khó lường từ thị trường & khách hàng, liệu rằng các dự báo kinh doanh cũ còn đúng được bao nhiêu?
- Các tình huống từ xấu đến xấu nhất có thể xảy ra là gì? Và nếu lỡ thế... thì phải làm sao?
Nếu là cách đây 3 tháng, mình sẽ tự tin chọn số 4 trong bài test trên, còn bây giờ chỉ có thể là số 3. Cũng thật may là những xây dựng & tích lũy thời gian qua đã giúp mình không còn ở giai đoạn 1 hay 2. Nhưng cũng không có gì là chắc chắn cả, nếu không có những phản ứng kịp thời và đối sách “khác thường”.
Bốn năm năm trước đây, VUCA là một từ rất trendy, hay được các CEO nhắc tới khi nói về môi trường kinh doanh dưới tác động của công nghệ rất chi là Volative – Thay đổi khôn lường; Uncertain – Khó dự đoán; Complex – Phức tạp và Ambiguous – Không rõ ràng. Chỉ riên vài tháng nay, cụm từ này đang hot trở lại với tần suất đựơc nhắc tới chắc gấp mấy năm trước cộng lại.
Năm 2018, mình đã từng có dịp chia sẻ về VUCA (dưới góc độ tổ chức) và lãnh đạo nên làm gì trong tình huống VUCA. Giờ nghĩ lại thấy mắc cười, vì những ví dụ lúc đó mà mình dùng để minh họa cho VUCA quá lý thuyết so với những gì thực tế đang xảy ra bây giờ. Nhưng Leadership princiles của buổi chia sẻ đó thì mình thấy vẫn rất đúng, và đang áp dụng chính cho Anphabe tại lúc này. Nên mình sẽ chia sẻ nhanh lại ở đây để xin tư vấn từ mọi người luôn nhé.
Vũ khí cho lãnh đạo” thời VUCA, để dễ nhớ thì lúc đó mình cũng sử dụng lại đúng chữ VUCA như sau:
1. V – Vision (Tầm nhìn):
Lúc này, nhân viên không cần nghe những Vision đẹp đẽ, hoành tráng như các CEO thường vẽ nên trong mỗi dịp kế hoạch 3 năm, 5 năm. Đơn giản chỉ là giúp họ nhìn rõ hơn “con đường phía trước”, để không mù mờ và “co lại trong sợ hãi”. Là thuyền trưởng, tuy mình cũng không thể nhìn mọi thứ quá xa trong làn sương mù này, nhưng mình liên tục cập nhật tới toàn tổ chức những gì mình thấy (cả tích cực và tiêu cực), và đưa ra một vài nguyên tắc hành động để nhân viên có sự an tâm là người đứng đầu của tổ chức đang làm hết sức vì quyền lợi của họ
2. U – Understanding (Thấu hiểu):
Là một đơn vị tư vấn, trước hêt phải cảm được “nỗi đau của khách hàng”. Dù họ đau sẽ làm mình đau theo, nhưng phải học cách nén đau để giúp họ giải quyết vấn đề của họ trước. Là leader, đây là cơ hội để mình cảm hơn những khó khăn của nhân viên khi với nhiều bạn, thách thức này là khá lớn so với trải nghiệm non trẻ của họ. Nên mình phải vừa phải dang tay kéo các em nhiều hơn, vừa phải liên tục đẩy để các e tự tin đi tới. Là một doanh nghiêp có sứ mệnh hướng tới xã hội, hơn bao giờ hết tụi mình rất cảm những vấn đề xã hội nan giải đang diễn ra, nên đã và sẽ làm nhiều cách để chung tay hỗ trợ những đối tương khó khăn hơn. “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” là lúc này đây.
3. C – Creative & Clarity (Sáng tạo & Rõ ràng):
Ngoài Strategy quý được điều chỉnh ngay rất rõ ràng với 3 tập trung Cứu doanh thu / Tiết kiệm chi phí / Nâng tầm năng lực mới, mỗi tuần, mỗi ngày, cả công ty đều có điểm qua nhanh những gì đã làm, sẽ làm xoay quanh 3 tập trung này. Một tháng qua là quá ngắn để thấy những thay đổi đột phá, nhưng sự rõ ràng trong truyền thông và có lẽ sự chân thành trong chia sẻ giúp mình bắt đầu thấy được những chuyển mình nho nhỏ từ khắp nơi trong tổ chức. Mỗi ngày, có thể mình sẽ được nghe về ý tưởng tạo nguồn doanh thu mới, hay cách thức linh hoạt thay thế những chi phí không cần thiết hay quan sát được sự chủ động hơn từ nhân viên cũng như sự hỗ trợ và chia sẻ liên phòng bạn.
4. A – Agility (Thích nghi lẹ, học hỏi nhanh):
Đây là điều cực khó, vì nói thì dễ hơn làm nhiều, nhưng được cái bây giờ chả CEO nào phải mất công dài dòng giải thích tầm quan trọng của Agile nữa . 2 tuần trước, mình gọi một vòng 30 khách hàng, sau đó gọi team lại chia sẻ những gì mình học được từ họ, và team mình lại tiếp tục dùng format đó học hỏi từ bạn bè, người thân để lại cùng chia sẻ với nhau. Mình cũng tiếp tục đầu tư vào những thứ cần thiết, nhất là hệt thống công nghệ và đào tạo cho team để đảm bảo công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn xoay quanh 3 tập trung ở trên. Agility còn là một dạng mindset – tư duy nữa, và phần này thì mình rất mong được học hỏi thêm để làm sao thúc đẩy tư duy agility nhanh hơn.
Sẽ còn rất nhiều điều nữa mà mình sẽ phải tiếp tục học và trải nghiêm với công thức VUCA này cùng với team BEE, nhưng dù thủy triều xuống hay lên, mình tin rằng tụi mình đang ngày càng sẵn sàng hơn??
(Hồ Chí Minh, chào nhé ngày thứ 15, cuối cùng nhật ký 14 ngày chuyển thành 21 ngày cũng là có cơ sở ?)
Xem thêm: |