Đại dịch Corona - Thách thức và thời cơ cho doanh nghiệp
Những doanh nghiệp bị tác động
Dễ thấy rằng những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch Corona sẽ là du lịch - nhà hàng - khách sạn - nghệ thuật biểu diễn - vận tải hành khách - đào tạo giáo dục cùng những nhà cung cấp cho chúng. Trong số đó, các nhà sản xuất rượu bia sẽ nhận thêm thiệt hại đáng kể sau khi vừa bị ảnh hưởng bởi Nghị định 100.
Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, cho dù hoạt động trong ngành nào, cũng sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Hãy hình dung thử, chỉ cần một trường hợp bị phát hiện có nghi vấn nhiễm bênh là cả phân xưởng, nhà máy và những người có tiếp xúc sẽ bị cô lập, gây gián đoạn sản xuất và kinh doanh.
Các đơn vị sử dụng nhà cung cấp, vật tư nguyên vật liệu… từ những địa phương có các ca nhiễm bệnh cao cũng sẽ bị gián đoạn hoạt động. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình LEAN, JIT hoặc không kho.
Các doanh nghiệp vận tải hàng hoá, logistics và dịch vụ kho vận cũng vì thế mà sẽ suy giảm đơn hàng và doanh thu. Thậm chí, họ còn thiệt hại kép vì chi phí nhân sự trên một đơn vị hàng hoá sẽ tăng cao.
Thế ai sẽ hưởng lợi?
Hưởng lợi dễ thấy nhất sẽ là ngành y tế khi được quan tâm hơn, đầu tư thêm, và thêm đáng kể lượng bệnh nhân - những “khách hàng không thể trả giá”. Nhưng chỉ doanh nghiệp có lợi, chứ các y bác sĩ thì không có lợi gì đâu, chưa nói là thêm mệt nhọc và thậm chí rủi ro.
Bên có lợi nhất phải nói là các đơn vị cung cấp và phân phối vật tư tiêu hao cho ngành y tế, đặc biệt là những vật tư vật liệu “theo sóng” chính sách hoặc thậm chí là được chỉ định thầu.
Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại bị ảnh hưởng vì mọi người ngại những nơi tụ tập đông người. Do đó nhu cầu sẽ chuyển dịch nhẹ về cho các cửa hàng tiện lợi, các tiệm tạp hoá gần nhà, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp có hệ thống bán hàng online đủ mạnh.
Thanh toán điện tử vì vậy sẽ có thể tăng nhẹ, ngân hàng và các cổng/ví điện tử sẽ có thể được hưởng lợi. Giao hàng (delivery) cũng sẽ được hưởng lợi không ít từ trào lưu này.
Digital marketing và quảng cáo trực tuyến cũng có thể vì vậy mà hưởng lợi mạnh. Đặc biệt, là khi doanh nghiệp quá “bí” trong thị trường truyền thống nên buộc phải đổ tiền mạnh hơn cho kênh online.
Đó là trong ngắn hạn, còn nếu đại dịch Corona dai dẳng, nhưng không bùng phát quá mạnh thì sao?
Doanh thu xe cá nhân có thể tăng nhẹ lại, vì người dân sẽ cảm thấy an toàn hơn khi đi xe cá nhân thay vì đi xe “chung”. Quán cafe vắng khách hơn, nhưng nếu nhu cầu là đủ bền vững thì các sản phẩm thay thế như cafe bột pha sẵn và cafe nguyên liệu để tự pha có thể sẽ tăng nhẹ.
Các quán ăn uống sẽ giảm lượng khách đến, nhưng nếu có kết nối với các ứng dụng giao thức ăn sẽ hưởng lợi trong ngắn hạn trước khi phụ thuộc quá nhiều vào các ứng dụng ấy và bị bất lợi trong trung dài hạn.
Nhu cầu giáo dục là luôn mạnh, đặc biệt là ở Việt Nam. Nhưng vì không thể đến lớp, nên các giải pháp học từ xa hay tự học ở nhà sẽ tăng. Giải trí là nhu cầu không quá bức thiết, nhưng trong trung dài hạn vẫn sẽ có một phần chuyển dịch qua kênh trực tuyến. Do vậy, các đơn vị cung cấp nội dung số, cổng trò chơi và giải trí có thể sẽ khởi sắc hơn.
Các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp để trực tuyến hoá (đến gần người dùng hơn) hay tự động hoá (giảm phụ thuộc vào nhân sự) sẽ có một giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Các nhà phát triển hay nội địa hoá phầm mềm cũng sẽ có lợi khi mà nhu cầu người dân sẽ tăng trong khi họ lại có các đặc thù rõ nét nên ít có thể sử dụng trực tiếp các phần mềm của thế giới.
Doanh nghiệp cần và nên làm gì?
Dù không mong muốn, và dù đi kèm với rất nhiều những thiệt hại, cũng nên thấy rằng đại dịch này cũng là một thời cơ cực tốt để “mượn dịch” bẻ 2 trong số 3 bất cập lớn nhất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế Việt Nam hiện tại là “ý thức người lao động” và “năng lực tổ chức điều hành”.
Là lãnh đạo doanh nghiệp, có lẽ chúng ta luôn biết rõ những bất cập ấy, nhưng hoặc là thấy chưa quá cần kíp, hoặc đã thấy gấp, nhưng lại chưa nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong doanh nghiệp nên chưa thay đổi được. Đây là thời cơ cực tốt để làm được điều đó! Người Việt Nam chúng ta luôn có sức bật cực kỳ kinh khủng những khi họ cùng đồng thuận được về một “kẻ thù chung” nào đó.
Vấn đề là lãnh đạo doanh nghiệp cần chỉ mặt được kẻ thù đó và có “hành động của chúng ta" cụ thể trong doanh nghiệp của mình.
Thứ nhất, thay đổi ý thức của người lao động: Thái độ (đối với công việc, công ty, đồng nghiệp và khách hàng), mức độ tuân thủ kỷ luật, tính chuyên nghiệp và khả năng phối hợp. Trong giai đoạn này, làm 5S, HACCP, AT-VS-MT… hay quản trị rủi ro sẽ cực kỳ nhẹ nhàng và “thiên thời, địa lợi, nhân hoà". Làm một được mười, nhưng nhớ là phải làm thật, nhanh và quyết liệt.
Thứ hai, chuyển đổi năng lực tổ chức điều hành: Xem xét và phân tích lại hệ thống quy trình điều hành cùng mô hình kinh doanh, cải tiến quyết liệt và áp dụng công nghệ vào tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm thiểu phụ thuộc vào nhân sự, lượng nhân sự sử dụng, thời gian giao hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vẫn phải làm thật, nhanh và quyết liệt, nhưng cần cẩn thận và khoa học hơn vì phạm vi cùng mức độ ảnh hưởng sẽ cao hơn rất nhiều, và chi phí đầu tư cũng sẽ tương đối đáng kể. Việc này lưu ý rằng không nhất thiết đồng nghĩa với ERP, cách mạng công nghiệp 4.0 hay mây hoá.
La Quán Trung trong Tam quốc diễn nghĩa có viết “thiên hạ hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp”. Thay đổi là điều chúng ta không thể ngăn cản được, nhất là khi đó lại là những thảm hoạ (do tự nhiên hay con người). Sự thay đổi có thể sẽ là thảm hoạ cho những người hay doanh nghiệp bảo thủ như tư đồ Vương Doãn hay thái phó Viên Ngỗi, nhưng lại là cơ hội cho những kiêu hùng dám nghĩ, dám làm như Viên Thiệu, Tào Tháo, Lưu Bị, hay Tôn Kiên.
Vấn đề là ta cần tập trung quyết liệt hành động và chuyển đổi nhanh, thay vì ngồi dậm chân than khóc. Bạn đã đủ nhanh chưa?
Nguồn: https://theleader.vn/dai-dich-corona-thach-thuc-va-thoi-co-cho-doanh-nghiep-1580707368500.htm
Xem thêm: |
Pages
- Ngoc Nguyen1581406292
Từ 30 triệu còn 2 triệu, nhân sự ngành du lịch kêu trời vì Corona
Chỉ trong hai tuần dịch virus Corona bùng phát, ngành du lịch nước ta đã chịu những thiệt hại nặng nề. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 3/2/2020, số lượng khách hủy phòng tại các cơ sở lưu trú là hơn 13.000 phòng, hoạt động lữ hành trong nước (inbound) có hơn 7.600 khách hủy, du lịch quốc tế (outbound) có hơn 7.100 khách hủy; hoạt động của các đơn vị vận chuyển giảm 30-50%; số lượng khách tới các điểm đến giảm 30-50%.
Một loạt các tour bị hủy bỏ, doanh thu bằng không, nhiều đơn vị lữ hành đã phải lên kế hoạch cắt giảm nhân sự. Theo đó, nhân viên ngành này cũng thấp thỏm lo lắng không chỉ vì dịch bệnh, mà còn vì không biết “sống sao” trong những ngày tháng sắp tới.
Corona khiến ngành du lịch chịu những thiệt hại nặng nề
Đứng ngồi không yên từ khi dịch virus Corona bùng phát, chị Thanh Nga – nhân viên một công ty lữ hành tại Hà Nội lo lắng cho biết: “Công ty tôi đợt này lỗ nặng, dự báo phải 3-6 tháng mới phục hổi được. Hiện đang có kế hoạch cắt giảm nhân sự. Những nhân sự đang thử việc hoặc không đạt KPI thì đều bị cho nghỉ việc hết. Tôi làm thị trường khách lẻ nội địa, bình thường rất khó để đạt được chỉ tiêu. Vì đi du lịch trong nước rất dễ, thường khách họ tự đi chứ ít khi đặt tour công ty du lịch. Thế nên chắc tôi sắp thất nghiệp đến nơi rồi!”.
Chưa hết sốc vì thu nhập đang từ 30 triệu đồng/tháng chỉ còn 2 triệu đồng/tháng, chị Thu Hà chuyên bán tour quốc tế cho khách đoàn buồn rầu chia sẻ: “Lương cứng của chúng tôi chỉ được 4,5 triệu/tháng, còn lại là tính theo doanh thu. Vào các tháng cao điểm, thu nhập của tôi có thể lên đến 100 triệu/tháng, trung bình thì khoảng 30 – 50 triệu/tháng. Bây giờ công ty đang lỗ nặng thế này thì không có lương doanh số rồi, còn không cho nhân viên làm full time, chỉ được làm part time nửa ngày. Tính ra giờ lương còn 2 triệu/tháng”.
Được công ty cho nghỉ phép một tuần, chị Minh Anh – nhân viên một công ty du lịch đã lên kế hoạch bán thực phẩm online trong thời gian tới. “Công ty tôi đang khuyến khích nhân viên nghỉ nốt phép của năm 2019, vì giờ đến công ty cũng có việc gì để làm đâu. Bình thường mọi năm tầm này bận lắm, làm hùng hục từ sáng có khi đến tận đêm. Giờ sáng đến công ty ngồi mãi mới đến 10 giờ, xong chờ mãi chưa đến 12 giờ để ăn cơm nên 11 giờ lại phải lấy cơm ra ăn! Không biết làm gì để kiếm tiền bây giờ!”, chị Minh Anh chia sẻ.
Theo http://danviet.vn/
-
hZWZmZZkkWyVmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVlpuanYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZZkkWyVmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2GYcp2FneDh
-
More
hZWZmZZkkWyVmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5KbnZuIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZtbJhlaVVvtrI.