AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZZkk22WmpeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Hợp tác kinh doanh - Làm sao để tránh mất bạn / mất tiền lãng nhách? (Phần 3: Sau Khi Ký Hợp Đồng - 6 kinh nghiệm)

Answer hZWZmZZkkm-WlpmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aRm5uaiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Ngô Tường's picture
1530071946

PHẦN 1: TRƯỚC KHI KÝ HỢP ĐỒNG (11 kinh nghiệm)

PHẦN 2: KÝ HỢP ĐỒNG (6 kinh nghiệm)


PHẦN 3: SAU KHI KÝ HỢP ĐỒNG (6 kinh nghiệm)
 

1. Sự nghiêm túc nên bắt đầu từ bản thân mình


Trước khi bạn đòi hỏi điều gì từ đối tác thì bạn cần xem lại bản thân mình đã làm được điều đó chưa. Thật đấy. Nhiều bạn cứ săm soi lỗi lầm của người khác, trong khi bản thân mình lại vô cùng tệ. Nếu bạn thường đi làm trễ thì đừng nhăn nhó khi người khác về sớm 15 phút. Sự nghiêm túc nên bắt đầu từ bản thân và nó sẽ dần lan tỏa ra xung quanh.

2. Không ngại hỗ trợ nếu đối tác gặp khó khăn

Trong cuộc sống, bất ki ai cũng có những lúc khó khăn hoặc có sự cố làm cho công việc bị đình trệ. Đừng than phiền quá nhiều! Hãy tìm cách giúp đỡ đối tác của bạn vượt qua giai đoạn khó khăn, điều đó sẽ làm cho sự hợp tác ngày càng khắng khít và êm đẹp hơn. 

Hãy xem đối tác cũng như bạn. Nếu được, hãy xem họ như tri kỷ. Họ đã chia sẽ thời gian, tiền bạc, nhiệt huyết... với bạn rồi còn gì. Có khi họ còn hơn cả tri kỷ. Kinh doanh cũng như đời, phải biết cách sống tử tế.

3. Cần bàn bạc thêm với đối tác để tối ưu hóa hiệu quả​

Giao tiếp, trao đổi liên tục là điều cần phải được duy trì. Kể cả khi đang hợp tác “ngon lành”, thì cũng không được dừng trao đổi. Hãy trao đổi mỗi ngày với đối tác. Đó có thể chỉ cần là tin nhắn facebook, sms hay vài email ngắn gọn. Gì cũng được. Bạn phải trao đổi để hiểu họ đang làm gì, họ có khó khăn gì không (và ngược lại, bạn cũng muốn họ biết những vấn đề của bạn). Bạn và họ là bạn bè mà.

Thị trường là một chủ thể không bao giờ ngừng phát triển và luôn thay đổi theo từng giây. Do đó, nếu không trao đổi, hoặc ỷ y việc cho nhau thì có mà chết đấy.

4. Cẩn thận với miệng lưỡi thiên hạ

Haha, bắt đầu thấy lạ à nha. Rất nhiều bạn trẻ xảy ra xung đột, xích mích dẫn đến phá sản dự án hợp tác kinh doanh chỉ vì quá tin vào những lời nói từ bên ngoài. 

Bạn xem câu chuyện này có quen ko nhé: Một đôi bạn trẻ hợp tác mở quán cà phê. 3 tháng đầu kinh doanh tình hình đang rất tốt. Tuy nhiên, sau đó một bạn đã nghe lời người thân nên tìm cách “hất cẳng” anh bạn ra khỏi dự án để một mình làm chủ. Cuối cùng, quán đóng cửa, tình bạn tan vỡ, dự án phá sản vì lí do rất ngớ ngẩn.

Vậy bạn nhớ chú ý kỹ điều này nhé, chẳng thừa đâu. Gặp hoài à.

5. Thắng không kiêu – Bại không nản

Chủ nhân của những công ty hiện nay đang có xu hướng trẻ dần. Bản tính “Ngựa non háu đá” của tuổi trẻ có thể xem như một tử huyệt khi hợp tác kinh doanh. Những thắng lợi nhỏ ban đầu làm cho bạn và thậm chí là các đối tác trở nên chủ quan và buông lỏng quản lý. Đến khi bạn nhận ra doanh nghiệp đi vào ngõ cụt thì mọi thứ đã quá muộn. Chính vì vậy, khi hợp tác kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực gì, bạn cần nhớ rằng “Thắng lợi chỉ là khởi đầu, khó khăn là những nấc thang và sự kiên định mới là con đường đi đến thành công”.

Và chắc chắn với bạn điều này, 1 lúc nào đó, bạn sẽ thất bại. Chắc chắn. Ai cũng sẽ gặp thất bại. Vì thế, hãy chuẩn bị cho nó. Hãy sẵn sàng tâm thế. Thắng thì ok, nhưng thua cũng ok. Rồi sẽ qua hết.

Trong những giờ phút thắng lợi, hãy chia sẽ, làm 1 chầu nhậu nho nhỏ với đối tác. Trong lúc khốn khó, hãy động viên nhau. Hãy chia sẽ, tâm tình. Đừng trách móc nhau những lúc khó khăn. Giai đoạn khó khăn rất nhạy cảm, đôi khi 1 lời nói vô tình cũng đạp đổ hết tất cả.

6. Không ngại chấm dứt hợp đồng ... nếu giọt nước tràn ly

Ngạc nhiên? Sao lại khuyến khích chấm dứt hợp đồng?

Theo CEO của Oznium – ông Phil Suslow, sự chịu đựng lẫn nhau khi hợp tác kinh doanh sẽ không mang lại bất cứ kết quả gì. Phil thừa nhận rằng, sai lầm lớn nhất trong quan hệ hợp tác xuất phát từ nỗi sợ hãi đối đầu. Có lần, ông ấy đã gắng gượng duy trì một mối quan hệ hợp tác quá lâu mặc dù biết nó không phù hợp. Nó gây ra rất nhiều bất ổn tinh thần và lãng phí năng lượng không cần thiết.

Nó như 1 cuộc hôn nhân không còn cảm xúc. Đã “chán” nhau rồi, bạn còn gì để tiếp tục?

Theo kinhdoanhblog 

Answer hZWZmZZkkm-WlpmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aRm5uaiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZZkk22WmpeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...