LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CÁC QUẢN LÝ THÍCH ÔM ĐỒM NHIỀU VIỆC
Rất nhiều bạn đồng nghiệp trong nghề than thở với tôi rằng họ đã quá mệt mỏi khi phải “cân” cả phòng. Họ thấy tôi luôn “ung dung” nên nhờ tôi đưa ra vài lời khuyên. Đối với tôi, đây là một trong những câu hỏi khó nhất, bởi tất cả chúng ta đều phải tìm con đường đi cho riêng mình để dẫn tới thành công.
Thực tế là, trên đời có quá nhiều người thích ôm đồm mọi việc. Họ đinh ninh rằng “càng làm nhiều việc chi tiết thì vị trí của họ càng quan trọng. Chiếc ghế họ ngồi càng vững chắc”, rằng “nhân viên không làm được hoặc không làm tốt nên mình phải tự tay làm”, rằng “nếu tôi rút ruột truyền nghề cho nhân viên, nhỡ gặp kẻ xấu bụng học nghề rồi cướp đi vị trí của tôi thì sao”….
Chính những lo ngại và tầm nhìn thiển cận này đã khiến họ phải gồng mình lên đèo bòng hết mọi việc, thay vì tập trung vào kiểm soát, phân tích và đưa ra những tư vấn giá trị. Cuối cùng họ tự trói mình vào guồng quay của nhiều việc chi tiết mà không dứt ra được.
Điều này hầu như đúng với tất cả các trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng sale hay kế toán trưởng,.. ở các công ty vừa và nhỏ. Ngày này qua tháng khác, họ dính chặt vào các công việc nọ kia, gồng mình cân doanh số cả phòng sale mỗi tháng, nai lưng đáp ứng đủ KPI tuyển dụng cho cả phòng nhân sự…. Mặc dù có nguồn thu nhập tạm ổn để chi trả cuộc sống, nhưng sự nghiệp của họ không thể bứt lên một tầm cao mới hoặc là họ vẫn không đủ khả năng và tố chất để có cho mình một ghế như thế trong công ty quy mô lớn. Nguyên nhân chính là do thái độ sai lầm và thiếu hụt kiến thức.
Bạn thấy đó, bạn phải bắt đầu với cách nghĩ rằng bạn sẽ trở thành một nhân sự cấp cao với mức lương cao hơn bằng cách mang lại nhiều giá trị hơn cho DN và thoát khỏi các công việc chi tiết lẽ ra là của nhân viên cấp dưới càng nhanh càng tốt.
Có một nguyên tắc tối thượng khi làm quản lý: gần như KHÔNG BAO GIỜ LÀM HỘ NHÂN VIÊN.
Các quản lý thường có tình trạng là khi nhân viên không làm được thì mình lại ôm việc vào để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và chỉ tiêu. Điều này gây bất lợi cho cả 2 phía: Quản lý thì bận tối mặt, không còn thời gian nghĩ xa hơn, còn nhân viên thì không hoàn thiện được các kỹ năng mà đáng lẽ họ phải học để làm tốt trách nhiệm của mình.
Nên khi giao việc mà nhân viên không làm được thì phải hướng dẫn họ và yêu cầu họ làm đến khi nào được thì thôi. Quản lý là người back up cuối cùng. Trong trường hợp nhân viên không thể hoàn thành nổi hoặc deadline đã quá gấp thì quản lý mới phải hỗ trợ làm thay.
Thông qua giao việc => trao quyền =>hướng dẫn, hỗ trợ => đánh giá, chỉ ra lỗi sai, khen thưởng việc tốt của cấp dưới, người quản lý cũng giúp cho nhân viên của mình liên tục phát triển năng lực.
*Bài viết được chia sẻ bởi một thành viên từ HR group, m.n tham khảo nhé!
Pages
- Le Nho Man1583917070
Mình không cân cả phòng, nhưng phải tham gia gần hết những công việc quan trọng. Vấn đề của quản lý trung cấp, đặc biệt với bộ phận kỹ thuật, nghiệp vụ là nếu quản lý không nhảy vào cùng với anh em, sẽ không nắm được việc. Đặc biệt hơn nữa là chỗ mình quy trình thay đổi liên tục với rất nhiều chi tiết, chỉ cần không nắm được 1 lần thay đổi là về sắp rất khó nắm bắt dẫn đến tình trạng mơ màng, đi họp không nắm được việc. Có cách nào khắc phục được tình trạng này không?
-
hZWZmZlhkm-Um5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVlpyWm4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZlhkm-Um5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2GZbpuFneDh
-
More
hZWZmZlhkm-Um5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5KcmZmIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmpqaZpqZVVvtrI.