Người đi làm - Vì sao bạn thức dậy đi làm mỗi buổi sáng?
Tháng 10/2018, Anphabe đã thực hiện khảo sát thường niên Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam trên diện rộng trên đối tượng người đi làm từ 1 năm kinh nghiệm trở lên.
Dưới đây là 1 phần của kết quả phân tích Khảo sát - Động lực làm việc của người đi làm Việt Nam.
Theo Edward Deci và Richard Ryan, hai nhà tâm lý học nổi tiếng nhất về thuyết Động Lực, chúng ta được thúc đẩy bởi hai xu hướng Động lực Tự thân hoặc Động lực Ngoại hiện
|
Dựa trên khung lý thuyết này, Anphabe đã nghiên cứu chuyên sâu nhu cầu và hành vi của người đi làm để cụ thể hóa 4 tầng động lực làm việc từ Ngoại Hiện tới Tự Thân như sau:
Tìm kiếm tưởng thưởng, hoặc tránh bị phạt hay phản đối. |
Tìm kiếm sự yêu mến và tôn trọng, cố gắng chứng tỏ bản thân cũng như tránh cảm giác bị xấu hổ hay áy náy. |
Theo đuổi những giá trị và nỗ lực đạt tới những thành tựu mà bản thân cho là quan trọng. |
Theo đuổi sở thích, đam mê hoặc cống hiến cho những ý nghĩa tốt đẹp. |
Động lực tích cực và Động lực tiêu cực
Trong các hoàn cảnh cụ thể, hành vi của con người có thể được tác động theo hai hướng: Tích cực (làm để hướng về một mục đích nào đó), hoặc Tiêu cực (làm để tránh điều gì đó).
Ví dụ: Cùng tham gia một hoạt động là tập thể dục, tương ứng với mỗi tầng động lực và tác động tích cực hoặc tiêu cực, những người khác nhau có thể có những lí do rất khác nhau
Trong thực tế, hành xử của người đi làm không chỉ được thúc đẩy chỉ bởi một tầng động lực cụ thể mà thường kết hợp một số tầng khác nhau với nhiều biểu hiện đa dạng.
Vậy:
NGƯỜI ĐI LÀM - CÓ BAO NHIÊU NHÓM?
Khảo sát Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam đã kiểm nghiệm các biểu hiện hành vi của 4 tầng động lực trên 75,481 người đi làm có kinh nghiệm. Kết quả, nguồn nhân lực Việt Nam có thể chia thành 6 nhóm hành vi đại diện, trong đó ba nhóm đầu thiên về Động lực Ngoại hiện và ba nhóm sau thiên về Động lực Tự thân)
Dựa vào lựa chọn của từng nhóm, chúng ta có được Bản mô tả 6 nhóm hành vi động lực của người đi làm Việt Nam như sau:
01. THÍCH ỔN ĐỊNH Tập hợp các biểu hiện của tầng động lực Thưởng phạt nhưng có thiên hướng tiêu cực (làm vì tránh bị phạt, sợ bị mếch lòng, v.v.)
|
02. THỰC DỤNG Tập hợp những biểu hiện của tầng động lực Thưởng phạt, nhưng thiên về tìm kiếm tưởng thưởng
|
03. MÊ DANH TIẾNG Tập hợp các biểu hiện rõ ràng của tầng động lực Hòa Nhập và Danh tiếng theo cả hướng tiêu cực và tích cực.
|
04. HƯỚNG VỀ KẾT QUẢ Tập hợp các biểu hiện của tầng động lực Giá trị và Kết quả theo hướng tích cực
|
05. THEO ĐUỔI GIÁ TRỊ Kết hợp của các biểu hiện đa dạng của cả tầng Giá trị và Kết quả và tầng Vui thích Đam mê
|
06. YÊU CÔNG VIỆC Thể hiện rõ ràng các biểu hiện động lực của tầng Vui thích Đam mê
|
Các nhóm này được chia theo nguyên nhân thúc đẩy hành vi quan trọng nhất chứ không phải là duy nhất. Ví dụ nhóm Yêu công việc vẫn có nhu cầu tiền bạc, nhưng thấp hơn nhiều so với nhu cầu theo đuổi đam mê. Hoặc nhóm Thích ổn định vẫn có đam mê, nhưng khi cần đưa ra những quyết định quan trọng, họ thường chọn ổn định và chấp nhận hy sinh đam mê.
Nguồn: Báo cáo Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2018
Xem thêm: |