5 Tuyệt chiêu tạo trang LinkedIn (Company page) cho doanh nghiệp
LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp dành cho người đi làm lớn nhất và rất phổ biến hiện nay. Bên cạnh cho phép tạo các tài khoản cá nhân, LinkedIn còn cho phép tạo trang cho doanh nghiệp vừa đơn giản vừa giúp doanh nghiệp quảng bá Thương hiệu Nhà Tuyển Dụng (THNTD) hiệu quả.
Dưới đây là 5 bước cơ bản để bạn tạo 1 trang LikedIn cho doanh nghiệp của mình.
1. Tạo trang LinkedIn cho công ty
Bạn có thể sử dụng bất kỳ tài khoản LinkedIn cá nhân nào, dù là tài khoản miễn phí hay tài khoản Premium (bạn sẽ mất phí tối thiểu là 24,95 đô la/ tháng với tài khoản Premium cho người dùng thường và 49,95 đô la/ tháng với Premium tài khoản cho nhà tuyển dụng). Tuy nhiên, tài khoản đó cần được điền đầy đủ thông tin và đang hoạt động. Nếu bạn mở mới một tài khoản LinkedIn chỉ để tạo trang LinkedIn doanh nghiệp, bạn sẽ cần chờ một vài tuần cho đến khi tài khoản này kết nối được với một số người nhất định.
Trước hết, bạn hãy click chọn ‘Work’ ở góc phải trên trang LinkedIn cá nhân. Ở phần thông tin hiện ra, kéo chuột đến cuối và bạn sẽ thấy cụm từ ‘Create a Company Page’. Khi này, hãy click chuột vào ký hiệu dấu cộng để tạo trang.
Khi này, LinkedIn sẽ đưa ra bốn lựa chọn cho bạn về loại trang LinkedIn doanh nghiệp phù hợp, bao gồm:
- Small business: dành cho doanh nghiệp có nhỏ hơn 200 nhân viên
- Medium to large business: dành cho doanh nghiệp có từ 200 nhân viên trở lên
- Showcase page: những trang nhỏ được liên kết với một trang LinkedIn đã có
- Educational institution: dành cho trường học, LinkedIn cung cấp thêm một số tính năng riêng cho các trang này
2. Điền các thông tin chính vào trang LinkedIn doanh nghiệp
Trước tiên, hãy điền tên doanh nghiệp. Đây sẽ là tên gọi xuất hiện trên trang của bạn và là tên gọi giúp người tìm kiếm có thể tìm thấy trang LinkedIn của doanh nghiệp.
Trong ô tiếp theo, hãy điền tên mà bạn muốn xuất hiện trên thanh địa chỉ URL khi người dùng truy cập vào trang LinkedIn doanh nghiệp. Sau khi bạn điền tên doanh nghiệp ở ô phía trên, LinkedIn sẽ tự động tạo URL bằng cách thêm dấu gạch ngang vào giữa từng từ. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi tên địa chỉ tùy ý sao cho dễ tìm và dễ nhớ.
Ví dụ: Nếu công ty bạn có tên là Trang LinkedIn Doanh Nghiệp. Địa chỉ URL tự động của bạn sẽ là: ‘linkedin.com/company/trang-linkedin-doanh-nghiep’. Tuy nhiên, bạn có thể sửa thành ‘linkedin.com/company/tranglinkedindoanhnghiep’ hoặc một cái tên dễ nhớ và ngắn gọn hơn.
Trước khi tạo trang LinkedIn doanh nghiệp cho bạn, LinkedIn sẽ yêu cầu bạn xác nhận bạn là người đại diện chính thức.
3. Chọn ảnh đại diện và ảnh bìa
Sau khi đã tạo được một khung cơ bản, bạn cần chọn ảnh đại diện và ảnh bìa. Ảnh bìa và ảnh đại diện phù hợp sẽ giúp phân biệt doanh nghiệp bạn so với những tài khoản cùng tên khác.
Trước hết là ảnh đại diện. Kích thước lý tưởng của ảnh đại diện nên là 300 x 300 px. Tốt hơn hết, bạn nên chọn hình ảnh logo công ty có kích thước vuông và không bao gồm ký tự. Những ký tự trên ảnh thường không thu hút được sự chú ý.
Tiếp theo là ảnh bìa. Kích thước lý tưởng của ảnh bìa trên LinkedIn là 1536 x 768 px. Ảnh bìa có thể xuất hiện với nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo màn hình hiển thị và tùy theo phiên bản di động hay máy tính. Bạn nên chọn hình ảnh có màu sắc và hình vẽ dễ nhìn, dễ nhận biết, thay vì hình ảnh chứa nhiều ký tự.
4. Điền đầy đủ các thông tin liên quan
Trang LinkedIn của bạn đã có tên, đường dẫn URL và hình ảnh. Hiện tại, việc bạn cần làm là hoàn thiện thông tin giúp cho người xem có thể hiểu rõ về doanh nghiệp của bạn. Những phần như mô tả doanh nghiệp, thông tin chi tiết như địa chỉ website, quy mô công ty, ngành công nghiệp mà công ty đang hoạt động, năm thành lập, loại hình doanh nghiệp và vị trí đều cần được điền đầy đủ.
Hãy lưu ý, phần mô tả doanh nghiệp nên làm rõ được một số ý chính sau:
- Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp bạn hướng đến đối tượng đích là ai?
- Doanh nghiệp bạn có thể đem lại lợi ích gì cho họ?
LinkedIn giới hạn phần này ở 2000 ký tự. Do vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn từ ngữ phù hợp.
Ngoài ra, bạn còn có thể chọn những lĩnh vực nổi bật của doanh nghiệp. Phần này, LinkedIn cho phép bạn chọn tối đa là 20 lĩnh vực.
Trang LinkedIn của doanh nghiệp bạn cũng nên bổ sung tính năng liên hệ để người quan tâm có thể kết nối trực tiếp.
4. Điền đầy đủ các thông tin liên quan
Trang LinkedIn của bạn đã có tên, đường dẫn URL và hình ảnh. Hiện tại, việc bạn cần làm là hoàn thiện thông tin giúp cho người xem có thể hiểu rõ về doanh nghiệp của bạn. Những phần như mô tả doanh nghiệp, thông tin chi tiết như địa chỉ website, quy mô công ty, ngành công nghiệp mà công ty đang hoạt động, năm thành lập, loại hình doanh nghiệp và vị trí đều cần được điền đầy đủ.
Hãy lưu ý, phần mô tả doanh nghiệp nên làm rõ được một số ý chính sau:
- Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp bạn hướng đến đối tượng đích là ai?
- Doanh nghiệp bạn có thể đem lại lợi ích gì cho họ?
LinkedIn giới hạn phần này ở 2000 ký tự. Do vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn từ ngữ phù hợp.
Ngoài ra, bạn còn có thể chọn những lĩnh vực nổi bật của doanh nghiệp. Phần này, LinkedIn cho phép bạn chọn tối đa là 20 lĩnh vực.
Trang LinkedIn của doanh nghiệp bạn cũng nên bổ sung tính năng liên hệ để người quan tâm có thể kết nối trực tiếp.
5. Quảng bá trang LinkedIn doanh nghiệp để thu hút người theo dõi
Sau khi đã tạo được một trang LinkedIn hoàn chỉnh, hãy chú ý tới việc quảng bá để thu hút người quan tâm và theo dõi. Còn hai bước bạn cần làm đó là liên kết với các nhóm và đăng tin bài.
Đơn giản và nhanh chóng phải không nào. Còn chần chờ gì mà không tại một trang Likedin cho doanh nghiệp của mình!
P/s: Nguồn: Internet