AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

6 yếu tố để đánh giá một con người

Answer6 hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WRm5qYiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Bích Nguyệt's picture
1426816566

Nhìn nhận con người là một việc làm vừa khó khăn vừa rủi ro, nhưng nếu làm đúng thì “lợi nhuận” hiển nhiên cũng rất lớn. Vì vậy, con người ta mặc dù không bao giờ hiểu hết được người khác (hiểu hết bản thân còn chả được) nhưng do yêu cầu cuộc sống, vẫn luôn phải đưa ra các đánh giá tốt nhất có thể trong công việc, tình cảm cũng như mọi mối quan hệ khác.

Về phương pháp luận, đánh giá con người phải hướng đến dự đoán về hành vi của cá nhân đó trong những trường hợp khác nhau, mà quan trọng là cách cá nhân đó suy nghĩ ra sao, đặt vấn đề gì lên trước tiên khi đối mặt với hoàn cảnh. Chính vì vậy, bản thân tôi cũng cố gắng đúc kết cho mình một bộ quy tắc nhằm xem xét các cá nhân có tính chất tham khảo và chiêm nghiệm. Tuy nhiên chiêm nghiệm của bản thân thì vừa lâu, vừa thiếu hiệu quả vì vậy xin phép được chia sẻ với mọi người.

Bộ tiêu chuẩn đánh giá của tôi xin chia làm 6 yếu tố: Nhân, nghĩa, trung, tín, dũng, trí.

Nhân: không bất chấp thủ đoạn là nhân

Tiêu chí đánh giá này là dựa trên cách thức đạt được những điều mà cá nhân mong muốn để đánh giá con người họ. Lấy cái thỏa mãn bên ngoài làm đối sánh với sự thỏa mãn giá trị bên trong.

Con người khi sinh ra hoặc buổi khởi nguyên vốn không nhận thức được gì ngoài những nhu cầu bản năng. Dần dần chúng ta học được cách hy sinh những nhu cầu trước mắt để đạt được cái lợi dài hạn hơn. Tụ họp lại trong cộng đồng là một trường hợp như vậy, khi con người cần hy sinh một phần lợi ích của bản thân cho người khác để có một tổng lợi ích lớn hơn trong tương lai.

Đạo đức theo nghĩa truyền thống chỉ là một khía cạnh của yếu tố này khi các cá nhân hạn chế tự do của mình và tuân theo chuẩn mực chung để duy trì trật tự xã hội. Dần dần, từ phương tiện, đức hạnh trở thành, trong quá trình tiến hóa, một nhu cầu của con người. Những người có nhận thức và thâu nhận được văn minh của xã hội sẽ có nhu cầu tự thân tuân theo những chuẩn mực này và đấy là lý do cho tiêu chí thứ nhất.

Nghĩa: Trước sau như một là nghĩa

Thời thế thay đổi, con người cũng thay đổi, tùy vào việc khi địa vị, tiền bạc, học vấn… Của các cá nhân khác dần nhau theo thời gian, cách thức hành xử, suy nghĩ của họ về nhau thay đổi ít hay nhiều mà ta cho điểm tiêu chí này.

Khi các cá nhân đánh giá và quyết định thiết lập mối quan hệ với các cá nhân khác, họ luôn phải dựa trên các tiêu chí và đánh giá của bản thân mình. Nếu như các tiêu chí này sâu sắc, cơ bản đồng thời sự đánh giá nhìn nhận của một cá nhân là sắc sảo và nhạy bén thì những đánh giá này sẽ khó bị suy suyển hơn những đánh giá dựa trên những tiêu chí bề ngoài vốn luôn luôn thay đổi. Đây là nên tảng để xây dựng tiêu chí đánh giá này.

Khi đánh giá tiêu chí nghĩa, cần thận trọng, nên chọn đối tượng là những người càng thân cận càng tốt để đánh giá để tránh trường hợp các cá nhân nhìn sai đối tượng thay vì hệ tiêu chí giá trị quá tồi.

Trung: Gặp khó không lùi là trung

Con người ta muốn trung thành (hay là chung thủy) trong một mối quan hệ nào đó, trước hết phải trung thành với ngay những điều mà mình tin tưởng và theo đuổi. Vì vậy con người có phẩm chất này phải luôn luôn có niềm tin vào bản thân mình, không chấp nhận nhượng bộ những vấn đề thuộc về nguyên tắc. Từ đó rèn luyện cho họ khả năng đối đầu với các nghịch cảnh và bản lĩnh không lùi bước trước khó khăn. Do vậy cái tôi của những con người này là cái tôi dám chịu trách nhiệm.

Những người trong các công việc hàng ngày mà hay đùn đẩy thì tiêu chí này sẽ không đạt lắm. Tiêu chí này bình thường phải trải qua giông tố mới đo được (mà lúc đấy thì đã muộn) tuy nhiên nếu dùng phương pháp này có thể dự đoán được ai là người có thể cùng mình vượt qua khó khăn, ai là người phải luôn duy trì “khuyến khích”-mối lợi để họ có thể giúp đỡ mình.

Tín: Sống và làm việc có nguyên tắc là tín

Chúng ta tin một người nào đó chỉ khi chúng ta dự đoán được tương đối về cách thức người đó hành động. Nhưng để đạt được một sự ổn định trong cách hành xử không phải dễ do hoàn cảnh lúc thuận lúc nghịch. Một cá nhân phải nỗ lực mới có thể giữ cho mình không vi phạm các quy tắc chung. Điều đó chỉ đến khi các cá nhân đó có sự tôn trọng với các quy tắc này và một người chỉ tôn trọng quy tắc của người khác khi bản thân họ cũng có quy tắc và muốn được tôn trọng.

Các cá nhân làm việc một cách bừa bãi, thiếu nền nếp thường là người ít chữ tín. Khi hoàn cảnh thuận lợi cho một hành vi nào đó họ dễ dàng thực hiện hành vi đó, nói dối cũng chỉ là một trong các hành động có tính “thuận buồm” như vậy. Cần phân biệt với người chủ ý gây hiểu nhầm cho một mục đích nào đó với bất cứ cách nào, đó là người bất chấp thủ đoạn và thuộc về tiêu chí nhân. Người bất tín không phải lúc nào cũng là do họ có chủ ý xấu nhưng do sự bừa bãi của bản thân mà họ không giữ được hành động của họ đúng chuẩn mực. Ví dụ: Khi vay tiền thực sự muốn trả nhưng cầm tiền lại bị dụ dỗ đánh bạc và không trả được là bất tín, cố tình lừa đảo ngay từ đầu là bất nhân.

Dũng: Trên thì không khiếp nhược, dưới thì bao dung là người dũng

Con người có thế giới quan khác nhau, người thì cho rằng mình có thể thay đổi được các sự việc đang tồn tại, người thì không. Những người mạnh mẽ có niềm tin mãnh liệt vào khả năng của các cá nhân mà chính vì vậy họ coi trọng cá nhân hơn các mối quan hệ hiện tồn. Điều này tạo nên một cái nhìn bình đẳng của những con người này trong mối quan hệ với các cá nhân khác. Chính vì vậy họ không lấy vị thể của bản thân để đánh giá bản thân mình với người khác mà có cách hành xử lễ độ, đúng mực và cái nhìn bình đẳng với cả người có vị trí cao và thấp hơn mình.

Chúng ta có thể quan sát thấy chính những kẻ đi bắt nạt lại là những kẻ “chết cóng” khi bị bắt nạt lại, chính những học trò cho rằng thầy giáo không thể sai thì cũng không bao giờ cho rằng con mình có thể đúng (hơn mình). Một điểm dễ nhận thấy từ phần này là những người dũng ít sợ mình sai hơn vì họ không sợ bị mất vị thế trong mắt người khác do bản thân họ cũng không coi vị thế là cái có thể ràng buộc bản thân mình.

Trí: Lâm nguy bất loạn là trí

Bộ não chúng ta luôn làm việc theo cách: Tìm kiếm các câu trả lời có sẵn cho một vấn đề dựa trên những câu trả lời tương tự theo kinh nghiệm; nếu kết quả không có được thì lúc đó chúng ta mới suy nghĩ để tìm lời giải mới. Những cá nhân thiếu thói quen suy nghĩ sẽ gặp vấn đề khi vấp phải các trường hợp không quen thuộc. Do đó trong trường hợp bị thúc dục, cá nhân đó sẽ bị cuống và tê liệt.

Chính vì vậy tiêu chí này nhằm đo lường thói quen suy nghĩ của mỗi người. Nếu một người có thói quen suy nghĩ tốt, họ sẽ áp dụng “chế độ suy nghĩ” cho bộ não một cách dễ dàng như bản năng. Những người như vậy cũng sẽ là những người đạt được lượng tri thức lớn và chất lượng do cả một quá trình suy nghĩ lâu dài tạo ra. Vì vậy họ là người có trí. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp lọc ra những người hay nghĩ vẩn vơ, thiếu thực tế vì dù họ có sử dụng đầu óc nhiều nhưng không hướng đến giải quyết vấn đề thực sự mà chỉ nhào nặn, theo đuổi vô định hướng những “vọng tưởng” trong não-nói đơn giản là nghĩ nhiều nhưng nghĩ quẩn.

Những trình bày trên còn rất sơ sài, tuy nhiên bài viết chỉ mong trình bày những điều cốt lõi cho mỗi cá nhân chiêm nghiệm và trao đổi thay vì trở thành một bài viết về kỹ năng nhìn người. Cuối cùng, dù các bạn muốn đánh giá người khác như thế nào, hạt nhân của vấn đề là phải biết tự đánh giá bản thân mới có thể rút ra những quy tắc chung của con ngưười. 

Sưu tầm

Answer6 hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WRm5qYiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Hà Minh Thảo's picture
    Hà Minh Thảo
    1426816805

    Rất hay, cảm ơn bạn đã share.

      hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmZ2VlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmSabZSFneDh
    hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpWdmJKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhm1vcZhmVm6xtg..
  • Nguyen Hong Minh's picture

     Bạn nghĩ như thế nào? ...mình thấy Bác Hồ có những quan điểm về con người rất cô đọng, nó bao gồm các điểm mà bài bạn sưu tầm nêu ra. Thường thì chúng ta có thể gọi là các chuẩn mực để chúng ta tiến tới. Thực tế khác rất nhiều, mình thường đánh giá con người dựa trên những gì người đó đã thực hiện thực tế, ví dụ như về sự cố chẳng hạn (hì hì) đều dựa trên bằng chứng việc và hành động đã thực hiện, các quyết định đã đưa ra...và từ đó đánh giá được con người ấy như thế nào, thường là theo chiều ngược lại, tức tìm bằng chứng lịch sử để suy lại tính cách. Còn khi đưa ra chuẩn mực để đánh giá theo chiều xuôi dòng thì thường mang tính định hướng và đào tạo giáo dục nhiều hơn. Nếu áp dụng vào công việc thì việc xuôi dòng thường thiếu chính xác hơn là ngược dòng thời gian bạn à.

      hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmpiTmYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmWVa5mFneDh
    hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpaYlpeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhsaJdmVm6xtg..
  • mai dinh's picture
    mai dinh
    1432108463

    Cảm ơn bạn, bài viết công phu, nhiều thông tin bổ ích.

    Do đề bài bạn chỉ nêu chung chung nên mình xin góp ý  thêm :

    Việc đánh giá con người với mình thì nó có 2 việc :

    1. Đánh giá mang tính đúc kết : Việc đánh giá với 6 yếu tố trên nó mang giá trị trên lý thuyết nhiều. Nó phù hợp cho việc đánh giá NLD theo các yếu tố, tiêu chí ...

    2. Đánh giá mang tính cảm nhận để ta có thể làm việc, giap tiếp với người/nhóm người ra sao.

    Thực tế để đánh giá, nhìn nhận một người (phỏng vấn, tiếp xúc lần đầu/hoặc đôi ba lần ...) thì phải dựa trên kiến thức + kinh nghiệm về nhìn người (nó bao gồm về tướng tá, dung mạo, hành vi, lứa tuổi ... để có thể suy đoán tính cách mà ccần làm việc giao tiếp ở mức độ nào.

    Và vấn đề 1 là công việc của người thừa hành, vấn đề 2 là của những người có kinh nghiệm, iến thức và tuổi đời không còn trẻ/ hoặc ở cấp quản lý.

      hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmpiTnYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmWVa52FneDh
    hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpaYlpuIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZsap5mZVVvtrI.
  • Tuan Anh Vu's picture
    Tuan Anh Vu
    1433690239

    Cái này không có gì mới đó là Asian Leader Traits – các thành
    tố lãnh đạo theo quan điểm châu Á – có nhiều cách giải thích các thành tố này
    trong công việc 

      hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmpmWm4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmWWbpuFneDh
    hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpaZmZmIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpappyhmxtcJhXb7Cx
  • Nguyen Hong Long's picture

    Bài viết đã nêu ra gần như tất cả các yêu cầu cần có của một nhân viên tốt, nhưng thực tế thì mấy công ty tìm được người như vậy? Người tài thường hay kiêu căng, người kém thường hay tự ti. Ai cũng có những nhược điểm nhất định. Vì vậy nếu xét trên thực tế thì chỉ cần người lãnh đạo có tầm nhìn, biết sắp xếp đúng người đúng việc, sao cho nhân viên phát huy tối đa ưu điểm và nhược điểm không ảnh hưởng tới công việc anh ta đảm nhận, vậy là tốt rồi.

      hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmpmXlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmWWb5SFneDh
    hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpaZmpKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmlqcJtmVm6xtg..
  • Nhu Nhu's picture
    Nhu Nhu
    1436866929

    rất hay, bài viết vô cùng ý nghĩa luôn. Chữ Nhân là cái cần thiết của mỗi con người. 

      hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmpualIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmWYcpSFneDh
    hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpabnZKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZsa5ppZVVvtrI.

Pages

hZWZmZdjlW2Wl5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...