AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Bảo hiểm nhân thọ đối với bạn có khái niệm thế nào?

Answer28 hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5mRlJuEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..
Man Tran's picture
1349898334

Bạn đã có gia đình hoặc chưa có gia đình thì nghĩ thế nào về bảo hiểm nhân thọ? Chúng tốt hay xấu? nên hay không nên tham gia? tai sao nên và tại sao không nên? và ai có thể giao lưu với vấn đề này khi mà kinh tế đang suy thoái? YM:pro2484

Answer28 hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5mRlJuEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Lily Le's picture
    Lily Le
    1350615673

    Cảm ơn bạn Nguyen Nhung nhé. Nhưng bạn chỉ mới đề cập lợi ích của BHNT thôi, còn đâu là khuyết điểm của nó. Và hình thức tham gia là như thế nào?

      hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJSWmIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWORbpiFneDh
    hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSUmZaIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpappyhmdrcJxXb7Cx
  •  Man Tarn thân mến, bạn không nên vào đây quảng cáo trong  phần Discussion. Hãy vào Market Place nha.

    Theo tôi, các Trainner hiện nay tại Việt Nam hết sức máy móc khi nói về BHNT. Để rồi làm cho nó nghiêm trọng! Bạn bán BHXH bạn nên hiểu khách hàng của bạn trước khi bạn quyết định mời họ tham gia BHNT.


      hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJSXload2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWORb5aFneDh
    hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSUmpSIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmZvap1sVm6xtg..
  • Man Tran's picture
    Man Tran
    1350630595

    Sorry các bạn, chủ đề này không nhằm quảng cáo nhé, nhưng qua nó nếu ai muốn tìm hiểu rõ sản phẩm thì mình hỗ trợ thôi ạ, nhưng vấn đề chính mình vẫn muốn xem ý kiến của mọi người về nó thế nào mà thôi. Mình xin trả lời với Thao Le về  vấn đề khuyết điểm của nó. Theo riêng mình khuyết điểm lớn nhất của BHNT chính là không thể linh động rút tiền ra vô như Ngận Hàng hoặc có thể mua, bán bất kỳ lúc nào với hình thức đầu tư vàng, đôla. Tuy nhiên với khuyết điểm đó cũng là ưu điểm bởi lẽ, nếu ta đã gửi tiết kiệm, ta nên quyết tâm để thực hiện mục tiêu tài chính lâu dài, vì quy định đặc thù của BHNT nên không giúp ta có trách nhiệm hơn và không rút ra khi đang trong quá trình tham gia. Nếu bạn rút ra khi mới tham gia vài năm thôi thì sao, số tiền bạn sẽ nhận lại bao nhiêu? Vâng ! chắc chắn nhiều người cũng sẽ hỏi vậy, khi bạn không tham gia nữa thì giá trị hoàn lại sẽ rất thấp, có thể chỉ bằng phân nữa số tiền tiết kiệm bạn đã tham gia, nhưng có khi giá trị hoàn lại lại cao hơn mức tiết kiệm bạn đã tham gia, tùy thuộc vào thời gian mà thôi. Vậy tại sao giá trị hoàn lại không thể bằng với số tiền tiết kiệm bạn đã tham gia? đơn giản thôi, bạn thử nghĩ khi làm ăn, nếu bạn đầu tư rồi bạn rút vốn nữa chừng trong khi phi vụ làm ăn chưa có lãi và chưa kết thúc dự án thì có phải bạn đang gây khó khăn cho đối tác, vì vậy cái gì cũng có quy tắc của nó.  

    Về hình thức tham gia, mình cũng xin trả lời rằng thủ tục rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể tham gia. Có những người tiền rất nhiều nhưng không thể, ngược lại chỉ là một chị ve chai lại có thể. Tại sao tôi nói như vậy? Thực vậy đó các bạn, khi các bạn còn đủ sức khỏe để tham gia nhưng chúng ta chần chừ và bỏ qua cơ hội thì đến khi các bạn muốn mua lại không được chính vì sức khỏe của bạn đã có vấn đề, và công ty không chấp nhận bảo vệ cho bạn. điều đó là có thật đấy, một anh bạn là trưởng phòng trong lĩnh vực chứng khoán nài nỉ chị trưởng nhóm giúp anh ta tham gia nhưng công ty không thể chấp nhận vì anh ấy đã mắc bệnh tiểu đường. Anh ta rất buồn và trách bản thân phải chi tham gia sớm hơn để rồi giờ đây luôn cánh cánh lo cho vợ con vì sợ căn bệnh của anh chuyển biến , tài chính gia đình sẽ không ai đảm đương nổi. Còn một tình huống khác, một ông cụ đã đứng giữa hội trường một buổi hội thảo mà khóc và than. ông cụ nói lúc trước con trai và con dâu của ông chần chừ không tham gia, đến khi tai nạn không mong muốn lại xảy ra thì con của họ phải phụ thuộc vào ông nội đã lớn tuổi. ông khóc và nói rằng tại sao không thể cho ông tham gia để khi ông mất đi ở tuổi về già này thì cháu ông vẫn có một bàn tay chăm sóc trên con đường học vấn. Các bạn có biết mức tiết kiệm khi tham gia BHNT là bao nhiêu không? chỉ cần 3tr cho một năm thôi là các bạn đã có thể bảo vệ tài chính và tiết kiệm cho gia đình của mình rồi, tuy nhiên tiết kiệm ít thì mệnh giá bảo vệ cũng sẽ không cao. Và tối thiểu tham gia phải là 10 năm các bạn nhé, và các bạn thử nghĩ với trách nhiệm bản thân đối với gia đình, xã hội thì những rủi ro không thể báo trước như bệnh hiểm nghèo, tai nạn... đến với chúng ta hằng giây thì chúng ta có đảm bảo 100% tránh khỏi và ngăn chặn thế nào để tài chính gia đình giảm thiểu rủi ro?

    đó là vài lời chia sẻ, có thể không đủ thông tin cho các bạn, về các sản phẩm có tính đặc thù và cái hay riêng, mỗi công ty cũng có những sản phẩm thế mạnh riêng nhưng nhìn chung chúng cũng như nhau mà thôi. Mình thì công tác ở Pru nên các bạn muốn tìm hiểu cảu Pru thì mình sẽ hỗ trợ. Các bạn có những câu chuyện nào thú vị về BHNT xin hãy chia sẻ để chúng ta thấy nhiều hơn về lợi ích của BHNT mang đến trong xh ngày nay. 

    chúc mọi người luôn khỏe và hạnh phúc !

      hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJSXm4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWORb5uFneDh
    hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSUmpmIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmZocZtnVm6xtg..
  • trang hoàng's picture
    trang hoàng
    1350743663

    Trong cơ cấu tài chính gia đình, khoản mục bảo hiểm nhân thọ có một ý nghĩa quan trọng. Còn trong cơ cấu khoản mục bảo hiểm nhân thọ, trước kia mọi người đều "dị ứng" ở phần không đặc trưng là quyền lợi lãi suất đầu tư, mặc dù đây là một hình thức đầu tư an toàn giúp tương lai chắc chắn có số tiền cần thiết. Bước đột phá về chất là từ năm 2006 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam xuất hiện và phát triển dòng sản phẩm mới trao cho khách hàng sự chủ động hoàn thành kế hoạch tích lũy tiền cho tiêu dùng tương lai của gia đình.

    Một số tiền của ta thông qua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: mỗi kỳ (thường là tháng), trước tiên được khấu trừ cho mệnh giá bảo vệ (là một hình thức tiêu tiền), số  còn lại được tính toán lãi suất đầu tư (làm tiền của ta gia tăng).

    Trong cơ cấu của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, tính tiêu dùng thể hiện ở số tiền dành ra cho "Quyền lợi bảo hiểm rủi ro" mới là đặc trưng. Số tiền dành ra là không nhận lại, thực chất là cùng với rất nhiều người đóng góp vào Quỹ bảo hiểm rủi ro để đủ lớn giúp ai đó (gia đình) không may. "Quyền lợi bảo hiểm rủi ro" thì không có thời hạn, kỳ hạn, đáo hạn.

    Nói chung, người Việt Nam mình từ xưa nghèo khó, ông và cha dạy: "Làm người phải biết lo xa, xuân xanh đã vậy tuổi già làm sao?", cho nên phải tiết kiệm, muốn tiết kiệm, và đề cao tiết kiệm. Chính vì vậy nên các công ty bảo hiểm nhân thọ mới phát triển tính đầu tư trong sản phẩm: "Quyền lợi lãi suất đầu tư" thì mới cần quan tâm đến thời hạn, kỳ hạn, đáo hạn. 

    Tình huống ví dụ: Năm nay bạn 30 tuổi, bạn quyết định tích lũy tiền bạc để 15 năm nữa cho con đi học nước ngoài. Có thể thấy tích lũy tiền cho tiêu dùng tương lai của gia đình là một nhiệm vụ tự thân của người trụ cột trong gia đình:

    Tiêu dùng (ở) tương lai = Tích lũy (từ) hiện tại + Thu nhập (ở) tương lai. 

    Tích lũy (từ) hiện tại = (1 + Dôi dư hiện tại) x Tỷ suất đầu tư.

    => Vậy vấn đề thứ hai của bạn là đầu tư hợp lý: Xem xét các khoản mục trong danh mục đầu tư của bạn có phù hợp với thị trường biến động không, và bạn đủ tri thức xoay chuyển không? một đồng thêm được từ đầu tư là một đồng cho tiêu dùng tương lai. Bạn đang là trụ cột kiếm ra tiền, và bạn nghĩ đến những đồng tiền cần có cho con cái + cho già yếu + cho bệnh tật + cho thương vong? => Bạn hãy cứ lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp tại mỗi thời điểm, xét trên lợi nhuận đầu tư và cả  rủi rođầu tư; trong đó bạn quyết định phân bổ bao nhiêu cho quyền lợi lãi suất đầu tư?

    Xét dôi dư hiện tại = Thu nhập hiện tại - Tiêu dùng hiện tại.

    => Vậy vấn đề thứ nhất của bạn là tiêu dùng hợp lý: Xét xem các khoản mục trong danh mục tiêu dùng của bạn có phù hợp với nhu cầu thiết thực không, và bạn có mua với giá hớ không? Một đồng không hoang phí là một đồng giá trị ròng. Giả định bạn là một nhà đầu tư, vì rủi ro đầu tư mà mất sâu vào vốn gốc, rồi lại vì rủi ro đời sống mà phải nằm mãi trên giường, lúc này không làm ra mà phải tiêu rất nhiều tiền, ai khác có thể giúp bạn, con cái bạn, bố mẹ bạn? Một miếng khi đói bằng một gói khi no, một đồng khi thiếu bằng triệu đồng khi nhiều. Vậy nên bạn suy nghĩ nhé: dành bao nhiêu cho quyền lợi bảo hiểm rủi ro?

    Ví dụ: Nói chung trong thu nhập của gia đình Việt Nam ta, phần cho danh mục đầu tư chưa nhiều, bởi trong danh mục tiêu dùng cũng phải đắn đo co kéo.

    Ta thử suy ngẫm một thức tế như sau: Năm 2008, số tiền tiêu tốn riêng cho mua thuốc lá hút ở nước ta là 15000 tỷ đồng, tính bình quân đầu người, là bằng với số tiền chi cho giáo dục, bằng 1/3 số tiền chi cho ăn uống. Chúng ta có thể tránh được những có hại của thuốc lá mà để dành tiền cho những lợi ích của bảo hiểm nhân thọ, không phải là điều nên làm ư? Mình nghĩ đơn giản như này, tiết giảm một chút tiêu dùng đôi khi thái quá, ví như một điếu thuốc,  một ly rượu, một phút thoại... nếu mỗi ngày để dành 1 ngàn đồng để tiêu dùng cho quyền lợi bảo hiểm rủi ro 100 triệu đồng nâng đỡ tương lai gia đình trước những bất trắc đời sống, ví như khi đầu tư mới hai năm mà người trụ cột gia đình ra đi thì kế hoạch cho con không phải dở dang, bạn nghĩ sao về điều này?

    Kết lại: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ = Quyền lợi bảo hiểm rủi ro + Quyền lợi lãi suất đầu tư.

    Vì đời sống nhiều bất trắc nên bạn hãy luôn tham gia quyền lợi bảo hiểm rủi ro: đặc trưng của bảo hiểm nhân thọ. Mặt khác thực tiễn để lựa chọn phân bổ bao nhiêu vào quyền lợi lãi suất đầu tư.

      hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJWTl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOSa5eFneDh
    hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSVlpWIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhobJtlVm6xtg..
  • @ Nam Lam: vậy rốt cuộc ý của bạn là gì? Mua hay không mua? Nếu mua thì phải tính đến yếu tố nào? Còn nếu không mua thì vì sao? Tôi đọc cả một bài dài của bạn với nhiều lý lẽ nhưng chẳng hiểu rốt cuộc bạn đang định nói gì, chắc tại tôi kém thông minh quá  chăng? Bạn có thể nói rõ hơn không? 

    Ngoài ra, tôi thấy bạn dùng một số câu khá nặng nề, chẳng hạn như câu đầu "tôi không thích ... chỉ là cái bóng của người khác" và câu cuối " Dựa vào thực tế là một điều cần thiết khi nói chuyện, đừng bao giờ nói chung chung để người khác hiểu nhầm. Không phải tự nhiên ông bà ta có câu " Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khi gia đình người ta xảy ra chuyện gì thì bạn cũng chỉ đi ma chay vài trăm ngàn, có nuôi được gia đình họ suốt cuộc đời? Cho ý kiến là một chuyện nhưng hãy xem xét hậu quả của lời nói của mình trong lĩnh vực luôn luôn nhạy cảm." Bạn đang ám chỉ ai? 

    @ Nguyen Nhung: thật ra thì ý tôi không hoàn toàn như bạn. Theo tôi thì BHTN chẳng phải BHXH, do đó nó không có tính chia sẻ mình vì mọi người như BHXH. Thực chất ở đây là tôi đưa vốn cho công ty BH, công ty BH đem đi kinh doanh kiếm lời, khi tôi già thì trả lại vốn cho tôi với một ít (rất ít) tiền lời, ngược lại nếu rủi ro tôi chết đi thì công ty BH bị thiệt hại. Túm lại là giao dịch giữa tôi với cty BH chứ không liên quan đến người khác đâu. Do đó mà, quan điểm của tôi là tôi chỉ đưa cho cty BH cái phần phí để bảo vệ cho tôi thôi, chứ tôi không đầu tư thêm tiền vào cty BH, vì lợi nhuận ít quá, không bằng các kệnh đầu tư khác. Ý tôi hoàn toàn giống như ý anh Hiếu đã share ở trên. 

      hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJWalIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOScpSFneDh
    hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSVnZKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdrcZ1tVm6xtg..
  • Nguyễn Trung's picture
    Nguyễn Trung
    1351053564

     Thấy hay hay. Biết một chút về bảo hiểm. Tôi cũng mạo muội góp đôi lời. Theo tôi hiểu thì bảo hiểm là viết tắt của "bảo vệ chỗ hiểm" - nghĩa là chỗ nào hiểm thì bảo vệ. Không biết như vậy đúng không. KH tham gia BHNT không có nghĩa là họ mất tiền đi, cũng không có nghĩa là họ phải bỏ tất cả quả trứng vào trong 1 cái giỏ (10% đến 15% thu nhập).

    Cái KH được đó là:

    -An tâm, đó là lợi ích đầu tiên mà KH được nhận khi tham gia BHNT. (Sản phẩm vô hình thì lợi ích cũng vô hình)

    -Khi cuộc sống may mắn, không gặp rủi ro, khách hàng nhận về khoản tiền mình đã tiết kiệm + lãi (Lãi thấp) để thực hiện kế hoạch tài chính của mình(Ví dụ như cuới vợ 2...) (Tiếc là lạm phát nước ta không thấp cho lắm nhưng cái hay là tiết kiệm có tính kỷ luật)

    -Nếu không may gặp rủi ro, tuy về mặt  tinh thần là không thể bù đắp được nhưng số tiền nhận về tương đối lớn từ BHNT sẽ giúp KH giảm thiểu những gánh nặng trong cuộc sống cũng như thay KH thực hiện cái trách nhiệm với gia đình, với những người thân về mặt tài chính như khi họ chưa gặp rủi ro(Ví dụ 1 người không may gặp rủi ro thì vợ anh ta có thể có nhiều người đàn ông "tốt bụng" khác quan tâm chăm sóc hộ nhưng con cái anh ta chắc sẽ không nhiều. Liệu ước mơ của anh ta dành cho con có thành hiện thực nữa không? Liệu đứa trẻ có còn được đi học nữa không? có còn có những điều kiện nhất định như bạn bè của nó không?

     

      hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJaSnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOTapyFneDh
    hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSWlZqIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhqb5pqVm6xtg..
  • @Nguyễn Trung: thấy bạn nhiệt tình tư vấn cho tôi, nên tôi trả lời bạn, để mình hiểu nhau hơn và có thể học hỏi lẫn nhau thêm. 

    Thứ nhất, tôi hiểu rõ nhu cầu của mình. Tôi muốn gia đình tôi được đảm bảo tài chính nếu tôi, người tạo ra thu nhập, bị cái gì. Do đó tôi đã mua BHNT đơn thuần, loại mà Hiếu gọi là Termed insurance, để bảo vệ cho tôi. Phí bảo hiểm này rất rẻ (khoảng 6 triệu / năm)  và không hoàn lại khi hết thời hạn bảo hiểm. Nó sẽ chịu trách nhiệm đền bù cho tôi 1 tỷ nếu tôi chết, hoặc thương tật toàn phần vĩnh viễn (theo định nghĩa và tỉ lệ trong hợp đồng, tôi đã đọc kỹ phần này). Vậy, trường hợp chết và mất hoàn toản khả năng lao động, gia đình tôi có thể sống tàm tạm với mức lãi suất 8-10 triệu / tháng cho đến khi con tôi có thể tự lập. Giả sử 18 năm sau, với mức lạm phát 6%/năm thì số tiền 1 tỷ gốc vẫn còn tương đương hơn 300 triệu hiện nay, tuy không nhiều cũng đủ làm vốn cho con tôi hoặc là học lên cao hoặc làm ăn gì đó. 

    Thứ hai, tôi muốn có tiền để chi trả chi phí y tế nếu tôi lỡ chẳng may bị bệnh hoặc tai nạn mà lại không chết. Do đó, tôi sẽ bỏ thêm khoảng 5 triệu/năm nữa để mua bảo hiểm y tế (AON thì hơi cao giá hơn, nhưng cũng là một loại BHYT có tiếng tăm, cảm ơn bạn đã giới thiệu). Bảo hiểm này sẽ giúp tôi giải quyết được vấn đề chi phí y tế. 

    Vậy tôi đã chi phí khoảng 11 triệu / năm để dự phòng cho các trường hợp rủi ro. Nếu tôi không rủi ro gì cả, thì tôi cứ đi làm và trang trải chi phí hàng ngày từ thu nhập của mình, phần dôi ra tôi sẽ đem đầu tư cho tương lai như sau: 

    Thứ ba, tôi muốn có tiền trong tương lai 15-30 năm nữa để chi tiêu cho các việc sau: mua nhà, về hưu, cho con đi học đại học. Hiện nay tôi có thể đầu tư tối đa là 40 triệu / năm cho các khoản này, sau này có thể tăng lên nữa, vì tôi hi vọng là mỗi năm thu nhập của tôi sẽ tăng thêm. Tôi không nghĩ là Bảo hiểm lại là một cách hay để tối ưu hoá số tiền đầu tư này, vì lợi nhuận thu lại từ việc tiết kiệm hoặc đầu tư thông qua bảo hiểm còn thấp hơn gửi ngân hàng, chứ chưa nói đến các kênh khác như làm ăn, buôn bán, cho vay, mua vàng ....Tôi chấp nhận rủi ro tài chính cao (như thất bại, lỗ lã, bị lừa gạt ...) để có lợi nhuận cao hơn. Do đó tôi sẽ không ném số tiền này vào cho công ty Bảo hiểm giúp tôi đầu tư, hay giúp tôi tiết kiệm có kỷ luật, vì cái giá cho việc "giúp" đó quá cao. Tạm thời tôi sẽ để dành trong ngân hàng, lấy mức lời tương đối để tích luỹ dần, đến khi con số kha khá tôi sẽ nghĩ đến việc đầu tư kinh doanh để sinh lợi cao hơn nữa. Đừng nói gì đến việc "không có kỷ luật tài chính sẽ mất tiền" vì có kỷ luật hay không là do mình. Không giữ được kỷ luật thì dù bạn có mua BH thì lúc nào đó, bạn cũng rút ra hoặc huỷ HĐ để lấy tiền làm việc khác thôi, không ai ép bạn được hết. Còn có kỷ luật thì gửi ngân hàng, chọn dịch vụ tự động trừ trong tài khoản để gửi vào tài khoản tiết kiệm hàng tháng là được. Nếu hết hạn một năm thì đâu cần rút ra, cứ để đó nó sẽ tự động tái tục mà, và lãi gộp sẽ tự động nhân lên, lãi mẹ đẻ lãi con. Các bạn agent bảo hiểm làm bên tài chính, chắc dễ dàng biết gõ công thức fv trong excel để tính ra số lãi gộp trong 15-20 năm nếu đều đặn mỗi năm tôi bỏ vào 40 triệu, với lãi suất trung bình là 8%/năm, thì ra bao nhiêu nhỉ? Bạn tính xong đi rồi giới thiệu xem có sản phẩm bảo hiểm nào bên bạn cho tôi được mức lời như thế không? nếu có giới thiệu cho tôi nhé. 

    Vậy đó, đó là kế hoạch tài chính của tôi. Bạn thấy thế nào? Có một bạn agent đã giới thiệu cho tôi một gói bảo hiểm, sẽ bồi thường cho tôi 1 tỷ nếu tôi có mệnh hệ gì hoặc bị thương tật, và sẽ chi cho tôi đến 950 triệu mệnh giá khi hết hạn hợp đồng, nhưng chi phí tính ra đến 44 triệu / năm, tôi thấy không lợi bằng cách tính trên, nên tôi đã không mua. Bạn ấy sau khi nghe tôi phân tích, cũng công nhận là cách tính của tôi có lợi hơn, mà mức độ bảo vệ không đổi, nên không theo thuyết phục tôi nữa. Nếu bạn có kế hoạch nào khác hay hơn, lợi nhuận cao hơn, bảo vệ tốt hơn, bạn tư vấn cho tôi. Tôi rất thích học hỏi từ những người chuyên môn, có tinh thần cầu tiến và sáng tạo, để tôi có thể bổ sung vào chỗ mà mình chưa biết. Còn với những agent nghĩ rằng dùng những lời lẽ, lập luận phi logic nhưng dài dòng khiến cho người nghe rối rắm + thái độ hằn học gây hấn + những câu nói xỏ xiên  có thể khiến cho khách hàng "sợ" quá mà mua sản phẩm của mình, thì tôi chỉ im lặng mà thương hại cho những người đó thôi,, Có thể sau này người ta lớn thêm một chút, đọc lại nhữgn thảo luận này, người ta sẽ hiểu ra. Tôi đồng ý với bạn là có nhiều agent xuất sắc và có tâm, nhưng tiếc là tôi chưa gặp một người như thế, để dạy cho tôi thêm về tài chính cá nhân, có nhiều điều tôi còn chưa hiểu rõ lắm. 

      hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJaTmoad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOTa5qFneDh
    hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSWlpiIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdrcZ1tVm6xtg..

Pages

hZWZmZphkXKamJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...