AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhikW2UmZqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Bật mí KPI cho vị trí giám đốc nhân sự

Answer1 hZWZmZhhmmuXnJqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eVmpiYiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Lan Nhi Ms's picture
1606096567

KPI cho vị trí giám đốc nhân sự

Tại những doanh nghiệp hay tập đoàn lớn, vị trí quản lý cao nhất của phòng nhân sự thuộc về giám đốc nhân sự. KPI đánh giá nhân viên toàn doanh nghiệp đều do phòng nhân sự xây dựng nên, vậy KPI cho vị trí giám đốc nhân sự có hay không? Nếu có thì do ai xây dựng và đánh giá? Những câu hỏi này sẽ được TalentBold giải đáp ngay trong bài viết này.

I. Có KPI dành cho giám đốc nhân sự hay không?

Nhân lực đóng vai trò quan trọng cho thành công của doanh nghiệp, người đứng đầu phòng nhân sự có vai trò nòng cốt trong việc triển khai và hoàn thành tốt nhất các chiến lược phát triển nhân sự mà doanh nghiệp hướng đến. Để đảm bảo trọng trách này, giám đốc nhân sự phải là người hội tụ nhiều năng lực và tố chất, do đó, xây dựng KPI cho vị trí giám đốc nhân sự là việc chắc chắn phải triển khai.

II. Ai đảm nhận xây dựng KPI cho giám đốc nhân sự

Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm về việc triển khai xây dựng KPI cho toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp. Do vậy, để đảm bảo tính công tâm và hiệu quả, ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ hợp tác với các công ty chuyên nghiệp trong dịch vụ nhân sự để soạn thảo và hoàn thiện KPI cho vị trí giám đốc nhân sự.

III. Danh sách KPI đánh giá giám đốc nhân sự

Chiến lược phát triển nhân lực mỗi doanh nghiệp mỗi khác, KPI cho vị trí giám đốc nhân sự mỗi nơi cũng sẽ có nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, dù bạn thuộc loại hình doanh nghiệp nào, kinh doanh mặt hàng gì thì những chỉ số KPI giám đốc nhân sự mà TalentBold chia sẻ dưới đây, chắc chắn luôn cần thiết trong mỗi kỳ đánh giá.

kpi-cho-vi-tri-giam-doc-nhan-su-2
1. Tiêu chí hiệu quả tài chính

Việc tuyển dụng nhân sự là trách nhiệm của giám đốc nhân sự, tuyển được nhân viên tài năng chưa phải là tất cả, mà còn phải đảm bảo sự đóng góp hiệu quả của họ trong lợi nhuận toàn doanh nghiệp.

a. Chỉ tiêu % lợi nhuận hoạt động kinh doanh trên tổng chi phí chi trả cho nhân viên

Nhằm đánh giá mỗi đơn vị tiền tệ chi trả cho nhân viên, doanh nghiệp thu về bao nhiêu tiền lợi nhuận

Công thức = Tổng lợi nhuận doanh nghiệp thu được / tổng chi phí chi trả cho nhân viên toàn doanh nghiệp

b. Chỉ tiêu % tổng chi phí chi trả cho nhân viên trên tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Để có được 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí cho nhân sự tại doanh nghiệp

Công thức = Tổng chi phí chi trả nhân viên toàn doanh nghiệp / tổng lợi nhuận thu được.

c. Chỉ tiêu % tổng chi phí chi trả cho nhân viên trên doanh thu

Doanh thu sẽ bao gồm cả chi phí bỏ ra và lợi nhuận có được

Công thức = Tổng chi phí chi trả cho nhân viên toàn doanh nghiệp/ doanh thu có được

2. Tiêu chí tỷ lệ hoàn thành các dự án nhân sự

Việc hoàn thành một dự án nhân sự đòi hỏi nhiều ở tài năng lãnh đạo của giám đốc nhân sự, ví dụ :

  • Sáng kiến đề ra khi lập kế hoạch dự án

  • Việc phê duyệt, bố trí nhân viên khi triển khai

  • Khả năng linh hoạt xử lý đảm bảo tiến độ dự án như kế hoạch…

a. Chỉ số % dự án đã hoàn thành với sáng kiến từ giám đốc nhân sự

Chỉ số này nhằm đánh giá sáng kiến mà giám đốc nhân sự đưa ra có cân nhắc thực lực hoàn thành của doanh nghiệp hay chưa. Sáng kiến tốt nhất vừa phải mới lạ, vừa phải phù hợp điều kiện thực tế thì mới phát huy hiệu quả cao nhất.

Công thức = Tổng chỉ tiêu các dự án đã hoàn thành/ tổng chỉ tiêu kỳ vọng đặt ra khi triển khai dự án

b. Chỉ số % các dự án hoàn thành đúng tiến độ thời gian

Thời gian hoàn thành tuyển dụng hay thuyển chuyển nhân sự liên quan mật thiết đến tiến độ hoạt động sản xuất nên KPI cho vị trí giám đốc nhân sự cần xem xét chỉ số này.

Công thức = Tổng thời gian hoàn thành các dự án nhân sự / tổng thời gian kỳ vọng trong kế hoạch dự án.

kpi-cho-vi-tri-giam-doc-nhan-su-3

3. Tiêu chí đề xuất phương án dự phòng, xử lý sự cố trong dự án nhân sự

Một nhà quản lý giỏi cần có tầm nhìn chiến lược và khả năng tiên lượng quản trị rủi ro hiệu quả. Đối với giám đốc nhân sự, việc dự trù những tình huống xấu và lập phương án xử lý tốt là trọng trách phải hoàn thành.

a. Chỉ số % độ chính xác dự phòng tình huống rủi ro

Cho thấy tầm nhìn và khả năng tiên đoán quản trị rủi ro của giám đốc nhân sự.

Công thức = Tổng số tình huống rủi ro phát sinh thực tế / tổng số tình huống rủi ro dự phòng

b. Chỉ số % hiệu quả phương án xử lý tình huống rủi ro

Mỗi dự án, mỗi tình huống phát sinh đều đề ra phương án xử lý. Việc dự đoán đúng tình huống nhưng hướng xử lý không hiệu quả thì kết quả dự án đạt được cũng không như mong đợi.

Công thức = Tổng số dự án phát sinh tình huống rủi ro đã hoàn thành đúng chỉ tiêu / tổng số dự án phát sinh tình huống rủi ro

4. Tiêu chí quản lý hiệu quả nguồn nhân lực và hệ thống nhân sự

Việc quản lý nhân lực toàn doanh nghiệp, đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất, giữ chân nhân tài lâu dài, tuyển dụng mới đúng người,bố trí đúng vị trí là cơ sở xét KPI giám đốc nhân sự về mặt quản trị nguồn nhân lực và hệ thống nhân sự.

a. Chỉ số % nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao

Chỉ số này sẽ được tổng hợp từ bảng đánh giá KPI nhân viên từ các phòng ban trong toàn doanh nghiệp.

Công thức = Tổng chỉ số % nhân viên hoàn thành nhiệm vụ/ tổng số nhân viên toàn doanh nghiệp

b. Chỉ số % hiệu quả nhân viên đạt được sau các kỳ đào tạo chuyên môn

Tùy vào tính chất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ tổ chức hoặc cử nhân viên tham gia các khóa học cập nhật kiến thức chuyên môn. Chi phí sẽ do doanh nghiệp chi trả 100% hoặc một phần.

Công thức = (Doanh thu sau khi đào tạo – doanh thu trước khi đào tạo)/Doanh thu trước khi đào tạo

c. Chỉ số % nhân viên rời doanh nghiệp khi hợp đồng lao động còn hiệu lực

Nhân viên rời doanh nghiệp do nhiều lý do nhưng đa phần đều liên quan đến chính sách phúc lợi, môi trường làm việc.

Công thức = Tổng số nhân viên rời doanh nghiệp khi hợp đồng còn hiệu lực/ tổng số nhân viên toàn doanh nghiệp

d. Chỉ số % nhân viên mới vượt qua thời gian thử việc

Tuyển sai người hay bố trí sai vị trí đều dẫn đến kết quả là nhân viên và doanh nghiệp không thể gắn kết cùng nhau sau thời gian thử việc.

Công thức = Tổng số nhân viên được nhận chính thức / tổng số nhân viên tham gia thử việc

kpi-cho-vi-tri-giam-doc-nhan-su-4

Dựa trên cơ sở KPI cho vị trí giám đốc nhân sự mà TalentBold chia sẻ trên đây, ban lãnh đạo doanh nghiệp và tổ phụ trách xây dựng KPI cần bám sát tiêu chí chiến lược phát triển nhân sự để đưa ra những thang điểm và trọng số hiệu quả nhất. Giám đốc nhân sự là vị trí quản lý cao cấp trong doanh nghiệp nên các tiêu chí đánh giá cần chú trọng về mặt chiến lược và tầm nhìn lâu dài.

Nguồn ảnh: internet

Hình ảnh: mang tính chất minh họa

Answer1 hZWZmZhhmmuXnJqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eVmpiYiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZhikW2UmZqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...