Bí kíp "nịnh sếp": 2 BÍ MẬT KHIẾN SẾP LUÔN LUÔN NGHE BẠN
Còn nhớ những ngày cũ, còn làm ở công ty cũ, bạn bè cũ và đồng nghiệp đã cũ. Trong hàng đống thứ cũ ấy, tui vẫn nhớ hoài một câu chuyện hông hề cũ. Và tui tin rằng có rất nhiều bạn cũng đang mắc phải câu chuyện ấy như tui đã từng.
"Sao mình nói đúng vậy mà sếp không nghe?"
Đó là một lần họp team, thoải mái tranh luận đóng góp ý kiến. Tui là lead nhưng khi tui đưa ý kiến, có một bạn rất khá phản biện. Quan điểm rất logic và hợp lý, do đó tui tán đồng và thay đổi kế hoạch điều chỉnh lại theo hướng mới vì thấy nó sáng hơn.
Chuyện sẽ không có gì diễn ra nếu sau đó tui không "tình cờ" nghe bảo rằng trình tui kém hơn bạn ấy nên bạn ấy nói là tui phải nghe.
Ghi chú cho hông hiểu lầm cái này là người khác nói, hổng phải bạn đó nha. Bạn đó không có nói cũng ko làm gì hết.
Sau này, dù bạn đó có ý kiến thế nào, hay hoặc đúng sao tui cũng không nghe. Tại vì tự ái mà. Sao để nhân viên nói mình vậy được, mất tôn nghiêm hết.
Tui biết rằng câu chuyện trên không lạ lẫm gì với các bạn, nhất là những ai làm việc trong môi trường team đông, năng động. Đôi lúc chúng ta là người sếp này nhưng đôi lúc chúng ta lại chính là bạn nhân viên nổi bật kia.
(Ai cũng có cấp trên mà đúng hông?)
Lý do chính nhất khiến cho chúng ta nói sếp không nghe thường là những lý do chúng ta chả biết rằng nó tồn tại. Bằng một cách nào đó, có rất nhiều lý do tự nhiên nhảy ra khiến sếp không thể nghe ta dù ta rất đúng, rất hợp lý.
Vấn đề là TA ĐÃ NÓI SAI!
Sai ở đây không phải là sai về nội dung, mà sai là về thời điểm và phương pháp.
Nội dung bạn nói có thể rất thuyết phục và hợp lý. Bởi vì bạn là nhân viên xuất sắc, chuyên môn tốt, không thể chối từ chuyện này.
BÍ MẬT 1: THỜI ĐIỂM Nhưng nếu bạn "chỉnh" sếp trong cuộc họp và chốn "đông người" thì hơi có vấn đề. Có lẽ bạn đã chọn thời điểm không chính xác cho lắm. Có thể sếp tán đồng những lần đầu, nhưng sau đó thì sao kết quả bạn mới đọc ở trên rồi đấy. Chuyện này thường xảy ra ở những mô hình công ty gia đình, hoặc do người sếp có tính tự ái cao (có thể do quá khứ có chiến tích vang dội, hoặc thuộc dạng giỏi nổi bật). Bởi người ta nói lắm tài thì nhiều tật, muốn làm cùng người giỏi thì cũng phải có "chiêu".
Cho nên dù mục tiêu của bạn là gì, thì nói chuyện riêng, TRƯỚC buổi họp luôn là lựa chọn khôn khéo. Đó gọi là đúng thời điểm. |
BÍ MẬT 2: CÁCH NÓI Nhưng đúng thời điểm không vẫn chưa đủ. Gặp sếp mà phi vào bảo sếp sai rồi, nghe em đi thì tèo trong một nốt nhạc nhé.
Đó gọi là bước đánh thức bộ não họ dậy, để họ không dùng thói quen cảm xúc mà chối từ kiểu "Thôi, tao biết rồi". Khiến bộ não thức dậy và suy nghĩ logic trước. Nhớ là nói bằng lý trí vì mình đang thuyết phục bằng logic. Ví dụ như: Xong rồi nói quan điểm của bạn ra, lúc này nói gì cũng vô đầu sếp hết rồi á. |
Hết bí mật roài.
Vậy nên mới nói, nhiều bạn chuyên môn rất tốt, trình độ tuyệt vời nhưng mà khó thăng tiến là bởi vì gặp mấy ông sếp khó "chiều". Chịu khó xíu, mình thay đổi bản thân và nâng cấp kỹ năng mềm lên thì vấn đề sẽ được giải quyết. Tiền đồ thăng tiến cuồn cuộn như sông Cửu Long liền, lớp lớp sóng sau xô sóng trước.
Tui cũng như các bạn thôi, thậm chí còn èo hơn tại vì hồi đó không có ai dạy mấy nầy. Trường đường hên thì gặp mấy anh lớn chia sẻ, còn đại học thì chắc chắn là không. Giờ nghĩ lại thấy nếu chia sẻ được cho mọi người thì tốt quá, công ty giữ được người tài, sếp có thêm trợ thủ đắc lực. Cả tập thể đều vui vẻ và kiếm được tiền.
Tốt quá, hỏi sao hông làm cho được.
Còn bạn thì sao. Sếp bạn có nghe bạn nói hông? Coi chừng nghe, nói gì mà sếp cũng hông nghe thì một là sắp làm sếp hay là sắp soạn CV đó.
Chia sẻ của anh Thông Phan
Pages
-
hZWZmZdplG2YlZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVl5SSl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZdplG2YlZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2KRapeFneDh
-
More
hZWZmZdplG2YlZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5OUlZWIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmpvaJpnZFVvtrI.- Tan Lam1596684212
Cám ơn bài viết. Bản thân cũng xin có vài ý cùng chia sẻ để vấn đề khi áp dụng nó ổn.
Cái gì cũng có 2 mặt.
Muốn Sếp nghe thì phải hiểu biết về tính cách, tâm lý và kinh nghiệm làm việc chứ không phải ai cũng có đủ mức độ để chọn lúc, hiểu tính Sếp và nói theo cách để thuyết phục. Nếu có đủ như vậy thì cấp dưới đó đã làm Sếp.
Các bạn trẻ khi tiếp cận bí kíp thì hay bị tẩu hỏa và lãnh đủ vì vận dụng chứ không hiểu về bản chất vấn đề.
Tác giả đã trãi qua và chia sẻ, người trẻ chưa đi qua học được và mang ra dùng thì tạo cho môi trường nhiều người dùng bí kíp hơn là người làm thực lực, thẳng thắn.
Và khi gặp Sếp đúng mực thì người trẻ ra đi mà không biết lý do.
Cho nên mọi thứ đều phải cẩn trọng.
-
hZWZmZdplG2YlZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVl5WXm4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZdplG2YlZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2KSb5uFneDh
hZWZmZdplG2YlZeExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5OVmpmIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhwbZpmVm6xtg..