Bỏ hai khẩu hiệu: "Tiên học lễ, hậu học văn" và "Học để làm người"
Đó là chia sẻ của dịch giả PHẠM ANH TUẤN, trả lời trong cuộc phỏng vấn với TBKTSG số 47-2011 mới đây với tiêu đề bài viết: "Giáo dục Việt Nam sẽ chuyển mình nếu biết lắng nghe". Ông là tác giả bản dịch Tiếng Việt dày hơn 400 trang sách khổ lớn của cuốn sách "Democracy and Education" - Dân chủ và giáo dục" của tác giả John Dewey, cuốn sách được viết cách đây gần 100 năm. Bản dịch đã nhận Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2009, giải Sách hay 2011.
Anh (chị) có suy nghĩ thế nào về quan điểm này của dịch giả?
Pages
- THANH NGUYEN1321942453
Tại sao lại bỏ? Hai khẩu hiệu này rất nhân văn và ý nghĩa mà. Nếu bỏ thì nên bỏ cách hô hào khẩu hiệu sáo rỗng không đi kèm hướng dẫn hành động kiểu như "Vứt rác ra đường là vô văn hóa" nhưng mà cả đoạn đường dài chả có cái thùng rác nào?
-
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKWmpaThp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 3
- hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImGWTa4ae3-A.
-
More
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmJaWloSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwY6BalmVpWqGysQ.. - Thai Nguyen Gia1322106212
Tìm thấy bài phỏng vấn ở http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/doisong/65884/. Tôi xin trích câu liên quan:
TBKTSG: Là người dịch tác phẩm của John Dewey, xin ông cho biết “tư tưởng vàng” về giáo dục của nhà triết học này là gì?
- Trẻ em học trong lúc chúng tự thực hành và trong lúc chúng được tự mình sống cuộc sống thực đang diễn ra ngay hôm nay. Hãy bỏ hai khẩu hiệu. Khẩu hiệu thứ nhất là: “Tiên học lễ hậu học văn”. Khẩu hiệu thứ hai là: “Học để làm người”.
TBKTSG: Điều gì ông nghĩ là đáng giá nhất ở John Dewey, nếu áp dụng được vào nền giáo dục ở nước ta?
- Điều thứ nhất là giải phóng trẻ em. Điều thứ hai là giải phóng trẻ em nhiều hơn nữa và đừng bao giờ dừng lại.
.
Tôi chưa đọc quyển sách này nên không biết Dewey nói câu đó trong bối cảnh nào nên tôi *sẽ không bình luận về triết lý của Dewey*. Cái tôi muốn nói là liệu có nên bỏ hai khẩu hiệu này trong giảng dạy học đường Việt Nam không.
Câu trả lời là không. Không có lý do và không cần thiết. Thậm chí còn không hiệu quả nữa.
.
Hai câu này chuyên vào dạy kỹ năng sống và xử thế. Nếu chỉ chuyên chú vào dạy trẻ các kỹ năng làm việc tức là mọi người giả định rằng trường học có thể cung cấp các kỹ năng công việc phù hợp cho học sinh dưới 18 tuổi... Theo logic đó, học sinh khi tốt nghiệp trường cấp 3 là có kỹ năng làm việc nhất định và có thể đi làm một số việc nhất định. Tôi xin hỏi trực tiếp là trừ trường hợp bất khả kháng có ai muốn cho con mình học ở trường dạy nghề để đi làm việc ngay không? Dù là trường dạy nghề cấp ASEAN, cho công nhân đi xuất khẩu lao động nước ngoài (như TH Công nghiệp nghề ở Thái Thịnh chẳng hạn). Không đúng không? Chỉ một số người muốn như vậy, và phần lớn là vì họ cần con cái tự lập ngay.
.
lý do thứ hai là hiệu quả xã hội. Hai triết lý này cung cấp cho học sinh các kỹ năng sống nhất định để duy trì tính ổn định xã hội, nói nôm na ra là dạy cho các em không ra đường cướp giết hiếp vì đó là việc xấu, nên lễ phép và chan hòa với mọi người. Nếu bỏ triết lý đó đi chỉ chuyên chú vào dạy kỹ năng làm việc thì mỗi năm các trường sẽ xuất chuồng một lượng lớn lao động cơ bản nhưng không có sự kìm chế về văn hóa ứng xử. Tôi không biết các bác thế nào nhưng viễn cảnh đó làm tôi rùng mình.
.
Sự thiếu hiệu quả của nhà trường trong việc cung cấp kỹ năng làm việc cho học sinh có thể được bù trừ bằng đào tạo trong khi làm của các doanh nghiệp. Nhưng sự thiếu sót đào tạo về đạo đức trong nhà trường thì không doanh nghiệp hay tổ chức nào có thể bù trừ lại được.
.
Chính vì thế hai triết lý này vẫn được duy trì dù là ở trong các trường dạy nghề của ta. Tôi thấy thế là hợp lý.-
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKWmp2Uhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 3
- hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImGWabIae3-A.
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmJadl4Sh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZKBamm5tbYhwsbA. - Tâm Duyên1322109319
Tôi đã đọc bài phỏng vấn này và nhận thấy như sau:
- Toàn bộ nội dung của ông Tuấn trả lời phỏng vấn, không rõ ràng và cụ thể muốn nói gì ?
- Ông Tuấn chỉ là người dịch thuật, không phải là người chuyên môn trong giáo dục
- Ý của ông Tuấn muốn bỏ hai khẩu hiệu trong khi nói đến sự tự học và tự thực hành cho trẻ em, có vẻ như không liên quan gì với nhau hay nói cách khác là vô nghĩa.
- Ông ta đã quên một điều quan trọng nhất đó là sự khác nhau của văn hóa VN và phương Tây.Tôi thấy VN đã ra đời vô số sách dịch từ nước ngoài, đa số người dịch không hiểu rõ vấn đề chuyên môn trong quyển sách của họ dịch và họ rất sai lầm khi nghĩ rằng giỏi tiếng Anh là có thể dịch tất cả sách họ thích.....
-
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKWm5SUhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 3
- hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImGaRbIae3-A.
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmJeUl4Sh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZKBanGdsaYhwsbA. - Tien Tran1322100044
Mình nghĩ ông này có ẩn ý hoặc có việc gì bức xúc nên mới phát biểu như vậy. Hoặc là do xã hội đầy rẩy thị phi nên khẩu hiệu đâm ra sáo rỗng. Hai câu khẩu hiệu đó đầy trong trường học nhưng hình như để người lớn, đã có trãi nghiệm đọc là chính, chứ trẻ nhỏ chả quan tâm là bao. Đạo lý là như vậy, nhưng cái thời nhiễu nhương này mà nói "Lễ" thì giáo điều. Thôi thì mình cứ sống gương mẫu, thì tự nhiên ở mình hay người đều sẽ có chữ "Lễ".
-
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKWmpuahp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 2
- hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImGWYcoae3-A.
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmJabnYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZKBal2hsbIhwsbA. - Son Khe Nguyen1322475006
Xin lỗi bạn Tuan Nghiem và một vài thành viên khác nếu tôi có gì mạo muội!
Tôi cho rằng người đặt câu hỏi nên có sự giới thiệu đầy đủ hơn về bối cảnh và các nội dung liên quan đến câu phát biểu của dịch giả Phạm Anh Tuấn. Không nên tách câu nói của người ta thành một cái gì đó riêng biệt để rồi kết luận vội vàng. Ông Phạm Anh Tuấn nói: “Trẻ em học trong lúc chúng tự thực hành và trong lúc chúng được tự mình sống cuộc sống thực đang diễn ra ngay hôm nay” trước khi đi đến câu: “Hãy bỏ hai khẩu hiệu. Khẩu hiệu thứ nhất là: “Tiên học lễ hậu học văn”. Khẩu hiệu thứ hai là: “Học để làm người”.
Cám ơn anh Nguyen Gia Thai vì đã chia sẻ đường link trực tiếp đến bài phỏng vấn trên Thời Báo Kinh tế Sài Gòn Online để mọi người có thể đọc trọn vẹn bài phỏng vấn! Nhưng rõ ràng chưa chắc chúng ta có thể hiểu hết ý trong bài phỏng vấn này. Và cũng chưa chắc có ai trong chúng ta đã đọc và hiểu các tư tưởng của tác giả John Dewey trong quyển Giáo dục và Dân chủ! Thú thực, để hiểu được những triết lý giáo dục đã là một việc không dễ, huống hồ khi người ta phát biểu như vậy ắt là có lý do nhất định.
Chỉ xin góp ý một chút về cách đặt câu hỏi, tránh dẫn dắt các thành viên khác vào một cuộc thảo luận lệch hướng!
-
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKWnJqVhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 2
- hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImGeXbYae3-A.
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmJiamISh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwY6BalW5uWqGysQ.. - Tuan Nghiem1322490628
Tôi xin ghi nhận ý kiến đóng góp của anh Son Khe Nguyen cũng như các ý kiến khác của mọi người. Đúng là tôi đã sơ xuất khi không trích dẫn toàn bộ bài phỏng vấn mà chỉ dừng lại ở việc đưa ra nguồn bài báo thôi. Thực sự bản thân tôi cũng không hiểu được ý của dịch giả khi đưa ra ý kiến trên, do cũng không có nhiều hiểu biết cũng như sự nghiên cứu về vấn đề giáo dục. Nên tôi đã nêu lên bài viết này để lắng nghe ý kiến anh chị, vì tôi cũng có chút mối quan tâm. Xin mạn phép trích dẫn lại nguyên bài phỏng vấn để mọi người có cái nhìn toàn cảnh hơn:
"(TBKTSG) - Cuốn Dân chủ và giáo dục (Democracy and Education) của John Dewey ra đời cách đây đã gần 100 năm nhưng vẫn còn nóng hổi tính thời sự với nền giáo dục nước ta. Tác giả là một nhà triết học và nội dung mà ông bàn đến trong cuốn sách, cũng là nhan đề của nó, là câu chuyện chưa bao giờ cũ. TBKTSG đã có cuộc gặp gỡ với dịch giả Phạm Anh Tuấn, tác giả bản dịch tiếng Việt dày hơn 400 trang sách khổ lớn, chủ nhân của Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2009 và giải Sách hay 2011, về hành trình gian nan để Dân chủ và giáo dục (DCVGD) đến Việt Nam.
TBKTSG: Theo ông, điều gì nơi DCVGD giúp nó giữ được “sức nóng” lâu bền đến thế? Hay bởi với một nền giáo dục lạc hậu thì phàm cái gì là ngoại nhập cũng có thể trở thành thứ “cũ người, mới ta”?
- Ông Phạm Anh Tuấn: Đúng là tính thời sự của cuốn sách này chỉ dành cho những nền giáo dục lạc hậu mà không biết mình lạc hậu trong một thế giới đã đổi thay rất nhiều kể từ năm 1916 là năm cuốn sách ra đời. Bởi DCVGD được coi là một biên bản đánh dấu sự chia tay vĩnh viễn giữa nhà trường tiến bộ và nhà trường cổ truyền...
TBKTSG: Là người dịch tác phẩm của John Dewey, xin ông cho biết “tư tưởng vàng” về giáo dục của nhà triết học này là gì?
- Trẻ em học trong lúc chúng tự thực hành và trong lúc chúng được tự mình sống cuộc sống thực đang diễn ra ngay hôm nay. Hãy bỏ hai khẩu hiệu. Khẩu hiệu thứ nhất là: “Tiên học lễ hậu học văn”. Khẩu hiệu thứ hai là: “Học để làm người”.
TBKTSG: Điều gì ông nghĩ là đáng giá nhất ở John Dewey, nếu áp dụng được vào nền giáo dục ở nước ta?
- Điều thứ nhất là giải phóng trẻ em. Điều thứ hai là giải phóng trẻ em nhiều hơn nữa và đừng bao giờ dừng lại.
TBKTSG: Sau khi “thấm” John Dewey, theo ông, dân chủ là một thuộc tính hay là một yêu cầu của giáo dục?
- Cả hai. Là “thuộc tính” bởi vì phi dân chủ thì giáo dục trở thành huấn luyện con vật. Là “yêu cầu” bởi vì phi dân chủ thì để cho nhà trường tồn tại làm cái gì nữa?
TBKTSG: Những lần giáo dục Việt Nam bị lỡ “con tàu John Dewey”, theo ông, lần lỡ tàu nào là đáng tiếc hơn cả?
- Nếu nói lỡ tàu thì nền giáo dục Việt Nam triền miên lỡ tàu. Bi kịch nằm ở chỗ là rất nhiều người vẫn thấy vui vẻ khi bị lỡ tàu!
TBKTSG: Ông từng phàn nàn: “Chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo được phép nghiên cứu triết lý giáo dục thôi, chỉ mỗi bộ mới được phép nghiên cứu sách giáo khoa thôi. Chính điều ấy tiêu diệt khả năng sáng tạo của rất nhiều tầng lớp, bỏ phí nguồn chất xám của xã hội”, nhưng một mặt lại nói: “Thôi đừng cãi nhau về triết lý giáo dục nữa. Thực ra, trên thế giới, trong lịch sử nhân loại, chỉ một vài người có khả năng tư duy và tư tưởng kiệt xuất mới có thể đưa ra được một triết lý giáo dục”. Ông có thấy mình mâu thuẫn không?
- Không mâu thuẫn. Hiện đang có một đề tài cấp bộ nghiên cứu triết lý giáo dục Việt Nam. Tôi nói “đừng cãi nhau về triết lý giáo dục nữa” là trong cái nghĩa tôi muốn tiết kiệm cho đất nước tiền bạc và thời gian. Giờ đây, những ai còn muốn làm giáo dục thực sự thì hãy thực tế: Hãy cho tôi xem sản phẩm được tạo thành từ lý luận của anh, tức sách giáo khoa!
TBKTSG: Như vậy theo ông, việc chúng ta nên làm lúc này là tiếp nhận tư tưởng theo cách “ăn sẵn”, “hưởng lộc”, hơn là ngồi tranh cãi, “trưng cầu dân ý” theo kiểu “lắm thầy nhiều ma”?
- “Trưng cầu dân ý giáo dục” để làm gì?! Trong vòng mấy năm thôi mà đã có tới sáu đề án cải cách giáo dục của giới trí thức Việt Nam cả trong và ngoài nước được gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo mà đâu thấy hồi âm.
TBKTSG: Có vẻ như bản dịch của ông, cũng như “kế hoạch 500 cuốn sách” (thuộc kho tàng tinh hoa thế giới mà Việt Nam cần dịch) do Ngô Tự Lập khởi xướng sẽ khó mà tìm được “bãi đáp” đáng giá là những người cần đọc nó nhất?
- Nếu như ở các nước khác thì Ngô Tự Lập có thể được người đứng đầu ngành giáo dục mời đến hỏi, thậm chí chất vấn cụ thể thêm, rồi cấp ngân sách để thực hiện. Như thế gọi là bộ máy làm việc gọn nhẹ, hiệu quả, minh bạch. Các nước họ đều làm thế cả, sao mình không làm được? Dịp John Dewey sinh nhật 90 tuổi, ông còn được biếu 90.000 đô la (theo thời giá bây giờ có lẽ phải là hàng triệu đô la) để “muốn làm gì thì làm”. Ngô Tự Lập và nhiều trí thức khác rất có tâm huyết với giáo dục hiện nay, do bản chất của người trí thức, đều là những người lý tưởng chủ nghĩa, ôm ấp nhiều ước mơ, thậm chí ảo tưởng, tất nhiên là ảo tưởng cao đẹp và đáng trân trọng. Nhưng nếu họ thất bại thì chắc chắn không phải lỗi của họ. Giáo dục Việt Nam sẽ bắt đầu chuyển mình khi biết lắng nghe."
-
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKWnJqahp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 2
- hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImGeXcoae3-A.
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmJianYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZaBalWlocJdXb7Cx - Nhu Huynh1322296792
thật sự mà nói bài này đối với tôi không quan trọng bằng bài của TS Nguyễn Thành Nam, "5 năm nữa, chúng ta sống bằng gì đây, các em?" cái đó cấp thiết hơn cái này.
còn quan điểm này của ông Phạm Anh Tuấn, trong cuốn "Hợp lưu các dòng tâm lí học giáo dục "-Phạm Toàn, cũng đã đề cập đến rồi. xin lỗi anh Tuan Nghiem là tôi nghĩ giáo dục là một hệ thống, nên một câu nói không tạo nên hiệu quả đáng kể.
-
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKWm5uahp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 1
- hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImGaYcoae3-A.
hZWZmZhhmmuWm5uExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmJebnYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZaBalWlrb5hXb7Cx