Cách quản lý nhân viên dành cho sếp mới
Nếu một ngày bạn nhận được thông báo được bổ nhiệm làm vị trí cấp cao nào đó, ngoài việc vui mừng khi những thành công của mình cuối cùng đã đến ngày hái quả thì chắc chắn bạn sẽ phải làm một công việc khác nữa đó là tìm hiểu về cách quản lý nhân viên hiệu quả.
Quả thật là vậy, cách quản lý nhân viên hiệu quả với một nhà làm một nhà lãnh đạo giỏi, kinh nghiệm lâu năm đã khó, chứ đừng nói đến người mới làm quen với việc này, để nhân viên có thể nể phục và nghe theo ý mình không phải là điều dễ dàng. Đừng vội tìm cho mình một phong cách quản lý hoàn hảo để áp dụng với tất cả các nhân viên của mình. Đừng phí công, không có phong cách nào tốt nhất. Vậy làm thế nào để thu phục những nhân viên cấp dưới, khiến họ làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thích và sự gắn bó với đồng nghiệp? Hãy tham khảo những cách quản lý nhân viên hiệu quả dưới đây cho những nhà quản lý mới vào nghề để nhận lấy cho mình một số bài học hữu ích nhé.
1. Xác định vai trò của mình hiện giờ
Khi bạn đã trở thành một nhà quản lý, điều này đồng nghĩa bạn không còn là cá nhân trong một tập hể nữa, vai trò của bạn còn cao hơn nữa, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm về công việc của người khác và thành công của bạn phụ thuộc vào nhóm của bạn hoạt động tốt như thế nào.
2. Chuẩn bị tư trang cho vị trí mới
- Hãy tìm cho mình một nhà cố vấn: Người đó đừng nên là người từng quản lý trực tiếp của bạn, bạn nên tìm một nhà quản lý với nhiều kinh nghiệm và hỏi chuyện họ về những kinh nghiệm này. Trăm nghe không bằng mắt thấy, bạn có thể đọc được rất nhiều thông tin cách quản lý nhân viên hiệu quả trên mạng nhưng không phải cái nào cũng áp dụng được vào thực tế. Đối với những người đi trước thì những kinh nghiệm của họ rất vô giá.
- Tham gia một cộng đồng nhà quản lý trên mạng: Hiện này có rất nhiều các page facebook, các CLB về nhà quản lý (Toastmasters là ví dụ) bạn có thể trực tiếp hỏi họ về những kinh nghiệm về cách quản lý nhân viên hiệu quả, đây cũng là cơ hội kết nối những nhà quản lý trong khu vực của bạn, mở rộng mối quan hệ cho công ty.
- Lân la đến phòng nhân sự: Những người tìm việc làm nhân sự luôn có đầy ắp cuốn sách về cách đào tạo nhân sự. Tìm hiểu về tìm việc làm nhân sự cũng là một cách giúp bạn học thêm cách quản lý nhân viên hiệu quả, có một số cuốn sách hay như là: "The One Minute Manager" hay "Bảy thói quen của người thành đạt"
- Đồng nghiệp cũ: Đây chắc chắn sẽ là vấn đề khó để quản lý nếu bạn trở thành sếp của đồng nghiệp cũ, vì một trong số họ cũng sẽ có người ủng hộ nhưng cũng sẽ có người ghen tị với bạn, một số trường hợp khác, đồng nghiệp cũ sẽ lợi dụng mối quan hệ cũ với bạn để cầu tiến. Đối với những trường hợp này bạn nên thiết lập ngay mối quan hệ quản lý và nhân viên càng sớm càng tốt bằng cách tổ chức một buổi nói chuyện chung nêu thẳng thắn quan điểm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng với đồng nghiệp cũ nếu bạn phô trương “quyền lực” quá nhiều, nó có thể phản tác dụng ngay đấy. Mỗi sự thay đổi không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là trong nội bộ, bạn chỉ cần làm theo từng bước, là chính mình và đừng quên nơi mà bạn bắt đầu.
3. Biết người biết ta, trăm trân trăm thắng
Cách quản lý nhân viên hiệu quả đó là bạn cần phải biết điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong nhóm mà sắp tới bạn làm việc. sau đó sử dụng các thông tin mà bạn có được để phân công công việc dựa trên kỹ năng, giao nhiệm vụ cho đúng người đúng việc.
4. Một buổi nói chuyện với nhân viên, tại sao không?
- Bạn có thể tận dụng một buổi họp giao ban nào đó trong tuần. Sau khi báo cáo xong việc, hãy dành một chút thời gian để trao đổi và nói chuyện với nhân viên, rút ngắn khoảng cách trong mối quan hệ cấp trên-cấp dưới.
- Một buổi nói chuyện tìm hiểu về các vấn đề nhân viên: Những vấn đề này có thể là về tinh thần hoặc vật chất, kéo theo ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Bạn cũng nên quan tâm và lắng nghe nhân viên của mình rồi đưa ra các phương án hỗ trợ trong mức có thể.
- Khuyến khích động viên nhân viên đưa ra các ý tưởng trong các buổi họp là một trong những cách quản lý nhân viên hiệu quả. Nhiều nhà quản lý không nhận ra được thực lực của nhân viên đến đâu bởi vì họ luôn phớt lờ các ý tưởng hay, táo bạo. Động viên nhân viên đưa ra các kế hoạch rồi cho họ những nhận xét của bản thân, điều này không chỉ khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng mà họ còn có thêm động lực để làm việc
5. Đừng để mình trở thành “người tàng hình” trong mọi trường hợp
Đôi khi khối lượng công việc ban đầu sau khi nhậm chức có thể sẽ rất khó khăn với bạn, bạn sẽ có chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, không còn hòa nhập với nhóm làm việc của mình nữa. Tuy nhiên những lúc như thế này, bạn phải hiểu rõ vai trò của mình không chỉ là một người nhân viên bình thường nữa, bạn đang là một nhà quản lý, bạn là cấp trên của nhiều nhân viên đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm cho họ. Nếu thành viên trong nhóm không thấy lãnh đạo của họ, công việc sẽ bị rơi vào tình trạng hỗn loạn. Những lúc này, điều bạn cần là sự bình tĩnh và tạo động lực cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao
6.Thưởng
Thưởng không có nghĩa là tiền. Sự công nhận kết quả trong công việc đối với nhân viên đặc biệt hơn nhiều. Nếu bạn có thể, cấp nghỉ phép hoặc booking một tour du lịch cho gia đình của nhân viên có thành tích tốt. Đưa ra những lời khen và phần thưởng cho nỗ lực của nhân viên như thế này giúp tạo động lực để họ làm việc tốt hơn.
Cách quản lý nhân viên hiệu quả trong mỗi bộ phận doanh nghiệp được các nhà quản lý hiện nay đánh giá là phương pháp để thúc đẩy hiệu suất công việc chung của công ty để đạt được kết quả tốt nhất. Điều quan trọng là bạn không nên áp đặt suy nghĩ và quyết định của mình lên đầu nhân viên, hãy quản lý họ bằng nghệ thuật “đắc nhân tâm”. Đó mới chính là thành công trong cách quản lý nhân viên hiệu quả!
(Nguồn tham khảo từ wikihow.com)