Công việc của phòng Social Media trong các Digital Agency ?
Em đang định làm Social Media nhưng không biết công việc của phòng Social
Media là như thế nào ? Nhờ các anh/chị expert trong lĩnh vực này có thể
chia sẻ chút kinh nghiệm để em có thể học hỏi ạ ?
Pages
- Ho Thanh Lam1371456052
Có nhiều hạng mục công việc trong một dự án website nói chung và social media nói riêng, mỗi công ty, mỗi quy trình làm việc lại có những tên gọi và mô tả công việc khác nhau cho các vị trí này. Tuy vậy nhìn chung có những hạng mục công việc cơ bản tương ứng với các vị trí công việc quen thuộc mà bạn nên biết.
Product Manager
Nói một cách ngắn gọn, Product Manager là người biến những ý tưởng kinh doanh, những mong muốn về một trang web của người dùng thành hiện thực. Ở một số tổ chức, product manager đóng vai trò như project manager, chịu trách nhiệm về phát triển sản phẩm, định hướng cho sản phẩm từ việc lên kế hoạch cho đến thực hiện, bao gồm từ phát triển web cho đến khai thác lợi nhuận, họ phải làm việc với nhiều team để có một sản phẩm thành công, từ team R&D đến marketing, bán hàng... Ở một số tổ chức khác thì Product Manager chỉ chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm, còn việc kinh doanh khai thác lợi nhuận hay marketing đã có những bộ phận độc lập đảm trách.Về mặt kỹ thuật, Product Manager dĩ nhiên phải là người am hiểu kỹ thuật để có thể biết phát triển một sản phẩm web thế nào cho phù hợp và có thể quản lý được việc thực hiện sản phẩm đó. Nhưng Product Manager đồng thời phải là người có con mắt của một người làm kinh doanh, phải am hiểu thị trường, thấu hiểu nhu cầu của người dùng mục tiêu và nắm bắt những xu hướng mới để có thể làm ra những sản phẩm đáp ứng được những kỳ vọng của công ty. Chẳng hạn một công ty ”đặt hàng” Product Manager phát triển một mạng xã hội dành cho các cặp đôi sao cho có thể khai thác lợi nhuận từ chúng thì người Product Manager chính là người liên kết các bộ phận, từ nghiên cứu, phát triển cho đến marketing, kinh doanh, bán hàng để phát triển ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và đem được về lợi nhuận công ty.
Nhiều Product Manager ở Việt Nam, do xuất thân là dân kỹ thuật, nên họ thường mắc phải một điểm là can thiệp sâu vào chuyên môn, việc này làm cho họ không có thời gian để nhìn xa hơn và đội ngũ bên dưới bị bào mòn sự sáng tạo. Với mô tả công việc như trên đây, Product Manager cần phải là người am hiểu kỹ thuật nhưng không nên là người dấn thân quá sâu vào các vấn đề chuyên môn, kỹ thuật, họ nên đứng ở vị trí bao quát để hoạch định ra chiến lược phát triển cho một sản phẩm web, những vấn đề có tính chuyên môn đã có đội ngũ chuyên môn đảm trách.
Bussiness Analyst
Đây là người chịu trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất những giải pháp, ý tưởng, tính năng cho một dự án website. Nếu sản phẩm đó đã tồn tại, họ là người xem xét để cải tiến tốt hơn nữa sản phẩm của mình dựa trên các nghiên cứu về người dùng, đối thủ cạnh tranh cùng những tìm tòi nghiên cứu cá nhân về những xu hướng mới. BA phải sát sao cùng người dùng để thấu hiểu họ, làm việc với cấp quản lý để nắm bắt yêu cầu của tổ chức và là cầu nối giữa người dùng và bộ phận kỹ thuật để phát triển những website phù hợp với người dùng nhất. Có thể nói BA là người ”thông dịch” những ý tưởng về sản phẩm cho những người làm kỹ thuật hiện thực hoá chúng.Theo sát và thấu hiểu người dùng là nhiệm vụ của Business Analyst
Website Development Group
Ở đây Bánh bèo chỉ nêu những vị trí tiêu biểu cần thiết phải có, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn có thể tham khảo thêm các tài liệu về quy trình thiết kế website. Cũng như bất kỳ một dự án phát triển website nào khác, một dự án social media tối thiểu cần có những vị trí sau trong nhóm phát triển:-Project Leader, Technical Leader: Là người chịu trách nhiệm quản lý khâu phát triển kỹ thuật của website, từ thiết kế, lập trình, kiểm thử đến vận hành.
-Web designer, User Interface Artist: Từ những yêu cầu được mô tả ban đầu, website được phát triển thành các Wireframe (bản mô tả vị trí, kích thước cho các thành phần trên trang web), sau đó phát triển thành Final Design với giao diện người dùng hoàn chỉnh dưới bàn tay của người thiết kế website.
-Developer, Coder: Sau khi có thiết kế web hoàn chỉnh, website sẽ được chuyển sang cho bộ phận lập trình để biến thành website có thể chạy live được.
-Tester, testing engineer, QC, QA: Sau khi website được hoàn thành thì sẽ chuyển qua bộ phận kiểm chứng sản phẩm, họ đóng vai trò như người dùng, khai thác những lỗi, lỗ hổng... để có thể sửa chữa, khắc phục nhằm đưa đến người dùng cuối cùng (end-user) một sản phẩm website hoàn thiện nhất.
Ngoài ra còn có những người chịu trách nhiệm bảo mật web, phát triển và duy trì hệ thống... là những người nằm sau hậu trường của một website.
Content Creator, Webmaster, Content Manager, Production Team
Một dự án social media, nhất là những trang đặt nhiều trọng tâm vào nội dung, vai trò của người làm Content là hết sức quan trọng. Nhiều dự án Social Media có đội ngũ làm nội dung lên đến cả trăm người. Tuỳ vào tính chất từng website, họ có thể được biết đến với vai trò admin, mod, điều phối việc thảo luận và đăng bài của cộng đồng, họ có thể là những biên tập viên duyệt, tham gia viết tin bài hoặc liên hệ những đầu mối cung cấp tin bài, cũng có thể là những người làm Production, chịu trách nhiệm về những hình ảnh, video... trên trang. Nói chung họ là người làm cho trang Social Media có cái để người ta chịu ghé đọc/ghé xem.Community Specialist
Nếu như một trang Social Media đặt trọng tâm vào nội dung (content-centric) cần một đội ngũ làm nội dung mạnh như kể trên thì một website đặt trọng tâm vào việc mở rộng network của người dùng (people-centric) sẽ coi trọng vai trò của những người phát triển cộng đồng. Nói ngắn gọn thì họ là người làm mọi biện pháp để xây dựng cộng đồng đông đảo, tập hợp phần lớn những người dùng mục tiêu mà website mong muốn, và khuyến khích được người dùng làm những việc mà mình mong muốn như kết bạn, chia sẻ...Ngoài việc phát triển cộng đồng, người làm Community còn là người đại diện cho tiếng nói của user. Họ lắng nghe những phản hồi của user về trang, từ đó làm việc với các bộ phận R&D để website được cải thiện, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Marketing Specialist
Là người chịu trách nhiệm quảng bá dự án Social Media rộng rãi để tiếp cận người dùng mục tiêu, người làm marketing sẽ sử dụng những công cụ tương tác với người dùng (Interactive Marketing) như video, hình ảnh, bài viết hay podcast để marketing cho trang.Một số công cụ dùng để thực hiện Viral Marketing
Ngoài ra, việc marketing cho một dự án Social Media có thể liên quan đến việc sử dụng Email Marketing, Mobile Marketing, Online PR, SEO..., và những công cụ marketing truyền thống như PR, Event (sự kiện), POSM (vật phẩm quảng cáo), OOH (quảng cáo ngoài trời), TVC (quảng cáo truyền hình), PrintAd (quảng cáo báo)...
Theo EC
-
hZWZmplmlGyWnJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTm5uUl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 4
- hZWZmplmlGyWnJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWaYbJeFneDh
-
More
hZWZmplmlGyWnJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZebl5WIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmpvaJdoVm6xtg.. - Linh Lâm1373004051
Nhìn bề ngoài thì socialist chỉ đơn giản là cưỡi ngựa xem hoa, sáng sáng mở fanpage của khách hàng ra, up 1 vài câu status hoặc cái hình cute cute rồi chờ bà con tới chém gió. Nhưng bề trong thì hoàn toàn không đơn giản như vậy. Nó giống với hình ảnh con thiên nga dạo trên hồ nước vậy đó, nhìn thì thanh thản nhưng thực chất thì không.
Thật ra thì social marketing, theo góc độ của cá nhân mình, mình vẫn xem nó là một kênh PR, bổ trợ cho PR trong IMC, marketing 360 độ. Nếu PR là mượn tiếng nói của bên thứ 3 để nói về mình, thì ở social, các platform là các social network site như là Facebook (nổi cồm cộm), Twitter (nhiều ở Mỹ), Zing Me (VN, cây nhà lá vườn) ... cho phép các thương hiệu/ người làm thương hiệu, trở thành "kênh phát ngôn" cho chính mình. Có thể nói, social là nơi mà các nhãn hàng xây dựng mối quan hệ trong sự tương tác với đối tượng mục tiêu. Và chính social đã làm mạnh thêm khái niệm về content marketing - nơi mà các thương hiệu/ người làm thương hiệu trở thành publicator để educate/ share/ interact/ entertain đối tượng của mình, tùy theo mục đích của từng giai đoạn/ dự án.
Như vậy, có thể nói đơn giản dễ hiểu, socialist là một publicator. Vậy thì 1 publicator làm gì? Muốn biết cái bạn publicator làm gì thì phải tưởng tượng xem trong một publication - tòa soạn báo chẳng hạn - họ làm cái gì? Họ sẽ nghiên cứu, trước hết là nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi của đối tượng mục tiêu trên social media, xong rồi nghiên cứu qua coi nhãn hàng đó cần cái gì, muốn cái gì. Sau khi nghiên cứu, bắt đầu "mai mối hai kết quả đó với nhau" bằng cách lập chiến lược, lên kế hoạch. Lúc đó sẽ có những phạm trù mới phát sinh như là conversational guideline (hiểu như là định hướng bài vở trong các tòa soạn báo cho từng chuyên mục), editorial content plan (hiểu như là đề cương xuất bản/ đề cương nội dung của các tòa soạn báo cho từng số phát hành trong tuần/ tháng/ quý/ năm). Sau khi kế hoạch xong thì triển khai và rồi đo lường. Sau mỗi lần đo lường, báo cáo, thì mình sẽ nói cho nhau nghe là chúng ta đã làm đúng chưa, làm tốt chưa, chỗ nào phát huy, chỗ nào điều chỉnh... Cái đó thì campaign nào, lĩnh vực nào cũng có.
Nói về lý thuyết thì là vậy. Còn nói về thực hành thì... làm cái gì cũng phải có tâm, cũng phải yêu thích. Một người làm social media thành công, cũng như bao nhiêu nghề khác, đều phải bắt đầu từ chỗ yêu thích. Bạn yêu cái công việc gõ gõ gõ. Bạn yêu nhãn hàng bạn đang làm. Bạn yêu cái cảm giác truyền đi một thông điệp, truyền đi một tình yêu, một niềm tin. Điều này quan trọng để bạn lúc bắt đầu, bạn chọn đúng ngành, đúng lĩnh vực mình yêu thích mà tham gia quản lý fanpage cho hiệu quả, và để sau này, khi thành team leader, bạn phải chọn đúng người, giao đúng việc. 1 fanpage của thương hiệu mỹ phẩm, dĩ nhiên nó được kì vọng là sẽ nói về chuyện ăn mặc, tóc tai, làm đẹp, nói về cái đẹp và dĩ nhiên là nói với phụ nữ. Nhưng lại được chọn giao cho một anh nam ăn nói cộc lốc, quần rách, dép lê, đầu tóc nghìn năm không chải, trên kệ chỉ vỏn vẹn mỗi cái bàn chải đánh răng với tuýp kem, sữa rửa mặt còn khi có khi không thì hỏi, làm sao mà nghĩ ra và truyền đi thông điệp hiệu quả!
Cũng có nhiều challenge trong công việc của socialist. Challenge hay gặp nhất là làm sao để đừng "ông nói gà, bà nói vịt". Rõ ràng mình post cái câu biểu "đi chơi đi" mà fans vô toàn comment "ồ mưa to quá, ồ hôm nay nắng đẹp" thì ... phải xem lại! Hoặc gặp anti fans, hoặc gặp tác dụng ngược... Nói chung là cũng nhiều cay đắng.
Và cũng có quả ngọt! Tưởng tượng, khi là admin của 1 fanpage, bạn là người mở nó ra với mong muốn mang lại một giá trị gì đó cho một ai đó (ở đây là đối tượng mục tiêu) và viết lên những dòng đầu tiên trong about. Mỗi sáng, bạn giở ra, đọc tin nhắn trên đó, đọc comment trên đó... Thiệt là lãng mạn! -- Nhiều khi cũng cần lãng mạn để vượt qua những cái chông gai, củ khoai củ chuối trong công việc!
Mong là câu trả lời của mình thỏa mãn phần nào thắc mắc của bạn!
-
hZWZmplmlGyWnJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTnJSYm4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 17
- hZWZmplmlGyWnJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWeRcJuFneDh
hZWZmplmlGyWnJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZiUm5mIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmlocZZqVm6xtg..