AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhhkW2XmpiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Hiệu ứng Diderot: Tại sao bạn mua thứ mình không hề cần?

Answer hZWZmZhhkW2XmpiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aVmZybiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Bạn vừa mua một chiếc váy đẹp nên phải bỏ tiền mua thêm đôi giày hợp với chiếc váy. Khi đã có váy và giày, bạn lại mua thêm cái túi để phối màu đồng bộ… Đây chính là những dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc hiệu ứng Diderot khi mua sắm!

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng từng rơi vào trường hợp mua một món đồ mới và lập tức tìm mua những món đồ khác hợp để đi kèm. Chẳng hạn như mua một chiếc túi xách và đôi giày hợp với chiếc váy mới hay mua tấm thảm, đèn bàn mới cho chiếc sô pha mới mua. Đây là một trạng thái tâm lý rất phổ biến gọi là hiệu ứng Diderot. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hiệu ứng thú vị này và những cách ngăn ngừa hiệu quả nhé!

Hiệu ứng Diderot là gì?

Diderot là tên của một hiệu ứng mua sắm liên tục không dừng được, có một nguồn gốc khá xưa nhưng tới ngày nay bạn vẫn có thể gặp hiệu ứng này trong nhiều tình huống quen thuộc hàng ngày.

1. Nguồn gốc hiệu ứng Diderot

Hiệu ứng Diderot được ghi nhận bởi một nhà triết học người Pháp tên Denis Diderot ở thế kỷ XVIII, bắt nguồn từ việc Diderot đã mua một chiếc áo choàng mới màu đỏ tươi. Chiếc áo choàng mới của Diderot quá đẹp, đẹp đến nỗi lạc lõng giữa những vật dụng tầm thường trong nhà. Ông cảm thấy chiếc áo choàng và những đồ vật còn lại không hề hòa hợp và tương xứng với nhau nên đã mua những đồ dùng mới để cho phù hợp với chiếc áo đẹp đẽ của mình.

Ông thay thế tấm thảm cũ bằng một tấm thảm cao cấp hơn, trang trí nhà của mình với những bức tượng và chiếc bàn ăn tốt hơn. Ông còn mua một chiếc gương mới và mua ghế da để thay cho chiếc ghế rơm cũ. Từ đó về sau, hành vi mua sắm quá đà này được biết đến với tên gọi hiệu ứng Diderot.

2. Dấu hiệu nhận biết hiệu ứng Diderot

Hiệu ứng Diderot là việc sở hữu một món đồ mới thường tạo ra tâm lý mua sắm nhiều hơn và dẫn đến “vòng xoáy mua sắm” khiến chúng ta tiêu tiền vào những thứ mình không thật sự cần và khó tiết kiệm được nhiều tiền. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hiệu ứng Diderot trong những tình huống như:

– Bạn mua một chiếc váy mới và chợt nhận ra cần có đôi giày và chiếc áo phù hợp hơn.

– Bạn mua cho con mình một con búp bê và tiếp tục mua thêm cho con búp bê đó nhiều phụ kiện mà bạn chưa từng biết đến sự tồn tại trước đây.

– Bạn mua bộ sô pha mới và chợt nhận ra bạn không hề thích bài trí của căn phòng sau khi có chiếc sô pha đó nên phải thay đổi mọi thứ.

-...

Trong nhiều tình huống mua sắm, bạn vẫn có thể dùng những món đồ mình đã có sẵn chứ không cần mua đồ mới. Tuy nhiên, món đồ mới lại kích thích bạn vào một vòng xoáy mua sắm liên tục. 

Cách phòng ngừa hiệu ứng Diderot

Dưới đây là một số cách hữu ích nhất giúp bạn phòng ngừa hiệu ứng Diderot, tránh bị cuốn vào chứng nghiện mua sắm và mang về nhà những thứ không cần thiết:

1. Hãy cảnh giác trước khi hiệu ứng Diderot bắt đầu: Bạn hãy cẩn thận khi mua bất kỳ món gì trước khi bị cuốn vào chuỗi mua sắm không dừng được.

2. Tính toán tổng khoản tiền bạn sẽ tiêu: Một cửa hàng có thể bán giảm giá một bộ đồ nhưng nếu mua bộ đồ đó làm bạn phải mua thêm đôi giày mới hay túi xách để đi kèm thì rõ ràng bạn không hề được lợi. Vậy nên, trước khi đi mua sắm, bạn hãy đặt ra hạn mức cho mình để biết khi nào nên dừng lại.

3. Tránh những khoản chi tiêu không cần thiết: Sẽ có những lúc bạn tìm ra lý do để thay một chiếc bàn mới hay mua một bộ đồ mới dù không thật sự cần. Tuy nhiên, bạn không nên chiều bản thân ngay mà hãy suy nghĩ nếu không mua món đồ mới đó thì cuộc sống của bạn có bị ảnh hưởng gì không. Nếu câu trả lời là không thì bạn không cần chi tiền đâu.

4. Tự nhắc nhở mình rằng tài sản không nói lên con người: Tài sản không đem lại cho bạn sự thành công hay ngưỡng mộ như quảng cáo vẫn thường nói. Vậy nên, nếu bạn đang có ý định mua một món đồ xa xỉ chỉ để chứng tỏ khả năng của bản thân thì hãy suy nghĩ lại nhé.

5. Tập trung vào công dụng của món đồ thay vì vẻ bề ngoài: Cái bạn cần là gây ấn tượng với người khác bằng cuộc sống của chính bạn, chứ không phải những thứ bạn sở hữu. Vậy nên, bạn chỉ cần bỏ tiền cho những thứ thật sự giúp cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

Nhiều người sẽ cho rằng hiệu ứng Diderot không phải là điều gì quá to tát có thể ảnh hưởng đến cuộc sống đến mức bạn phải chú ý và kìm hãm nó. Tuy nhiên, ảnh hưởng rõ ràng nhất là ví tiền sẽ hao hụt đáng kể và đồ đạc trong nhà sẽ ngày càng nhiều hơn. Những món đồ này có thể sẽ chiếm thời gian chăm sóc và bảo quản chứ chưa chắc đã mang lợi ích cho chính bạn!

Answer hZWZmZhhkW2XmpiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aVmZybiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZhhkW2XmpiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...