AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZZnlW2clJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Hợp tác kinh doanh - Làm sao để tránh mất bạn / mất tiền lãng nhách? (Phần Cuối: Những Điều Cấm Kỵ - 6 kinh nghiệm)

Answer hZWZmZZnlWuamZuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aRm5yViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Ngô Tường's picture
1530074645

PHẦN 1: TRƯỚC KHI KÝ HỢP ĐỒNG (11 kinh nghiệm)

PHẦN 2: KÝ HỢP ĐỒNG (6 kinh nghiệm)

PHẦN 3: SAU KHI KÝ HỢP ĐỒNG (6 kinh nghiệm) 


PHẦN CUỐI: NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ (6 kinh nghiệm)
 

1. Hợp tác 50/50


Trong việc hợp tác kinh doanh, cần có một người đứng ra làm chủ và đưa ra những quyết định. Nếu bạn muốn hợp tác với ai đó, hãy góp vốn theo tỷ lệ 60/40 hoặc 70/30.

Như vậy, hai bên sẽ có được một nhân vật chính thức cho chức danh quản trị và nắm bắt toàn bộ mọi hoạt động của công ty. Bởi vì sự tranh giành quyền lực rất dễ xảy ra khi không xác định rõ ràng ai là người đứng đầu. 

Sai lầm của rất nhiều startup hiện nay chính là đánh đồng vai trò của tất cả các thành viên tham gia. Bạn sẽ không thể nhận ra ngay tác hại của nó, nhưng một khi dự án đi vào thời điểm quyết định và cần có những quyết định then chốt. Bất đồng ý kiến sẽ nảy sinh và nguy cơ đổ vỡ sẽ ập đến.

Mọi nguồn vốn góp cần dựa theo các điều khoản được quy định rõ trong luật Doanh nghiệp.

2. Không có điều khoản chấm dứt hợp đồng

Trong bất kỳ mối quan hệ hợp tác nào, hãy xác định rõ các điều khoản cho phép bạn và đối tác có thể chấm dứt hợp đồng hoặc những lựa chọn liên quan đến việc mua hoặc bán lại toàn bộ tài sản.

Đây thật sự là một công việc dễ dàng và minh bạch, cũng như không hề dính dáng đến sự thành công của việc kinh doanh chung. Nếu một thỏa thuận hợp tác kinh doanh không có điều khoản chấm dứt hợp đồng thì bạn đang đi vào ngõ cụt. Và sẽ rất phiền phức khi muốn thay đổi.

3. Hợp tác như 1 cách thuê nhân nhân công


Đây chính là liều thuốc độc dành cho việc hợp tác kinh doanh.

Ví dụ như bạn có ý tưởng kinh doanh và Tèo lại sở hữu kỹ năng kinh doanh. Khi đó, bạn không đủ khả năng thuê Tèo nên đã quyết định cùng chia sẻ công việc, chi phí và lợi nhuận. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu Tèo và bạn có xích mích?

Và bạn chợt nhận ra rằng bạn hoàn toàn lệ thuộc vào những điều lệ bắt buộc ghi trong hợp đồng hợp tác với Tèo. Nếu Tèo là nhân viên của bạn thì dễ quá rồi. Bạn chỉ việc sa thải anh ta. Nhưng ở đây, Tèo là Đối Tác. Tình hình phức tạp hơn nhiều. Muốn “sa thải”Tèo, bạn phải thanh lý hợp đồng đối tác (có giá trị lớn hơn nhiều so với hợp đồng lao động thông thường)

Muốn có nhân viên, thì bạn cứ thuê nhé. Đừng có dại dột rủ rê đối tác này nọ.

4. Góp vốn vì tin tưởng​

Khi góp vốn để hợp tác kinh doanh mà thiếu đi sự suy xét, cẩn trọng thì bạn rất dễ rơi vào những tình huống đầy rủi ro. Giả sử như bạn có một người thân đang tiến hành một dự án mở xưởng gỗ nên cần huy động vốn. Bạn tin tưởng anh ấy nên góp 500 triệu và không hề có bằng chứng pháp lý nào.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu dự án làm ăn thua lỗ hoặc người kia lấy tiền và bỏ đi?

Một quy tắc có vẻ lạnh lùng nhưng lại rất thực tế trong thương trường đó là đừng tin tưởng bất kì ai qua lời nói.

5. Không coi trọng việc hợp tác hữu hạn

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hợp đồng hợp tác chính là việc hiểu nhầm về các điều lệ pháp lý mà các bên đặt ra cho nhau. Một điều đáng chú ý chính là tính chủ quan trong hợp tác hữu hạn, nghĩa là một bên không phải chịu trách nhiệm về những hành động hay bổn phận nào của bên kia.

Hãy để luật sư xem xét kỹ vấn đề này trong bản thỏa thuận.

6. Một trong 2 bên phá vỡ điều khoản hợp đồng


Đây là một trong những hệ quả trực tiếp của việc không rõ ràng và thống nhất với nhau trước khi kí hợp đồng. Do đó, khi thấy dự án làm ăn thua lỗ thì có thể đối tác của bạn sẽ hoang mang và đề nghị rút vốn khẩn cấp. Thậm chí có trường hợp dẫn đến kiện tụng vì không minh bạch trong các điều khoản quy định trong việc chấm dứt hợp đồng. 

Và lúc này, chắc chắn dự án sẽ đổ vỡ, vì dù có rút vốn được hay không thì hòa khí giữa các bên đã bị tổn thương.

  Theo kinhdoanhblog

Answer hZWZmZZnlWuamZuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aRm5yViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZZnlW2clJOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...