AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhjkWualZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

[Kinh nghiệm đi phỏng vấn] Kể chuyện cho nhà tuyển dụng bằng "Hành trình vượt núi"

Answer hZWZmZhimm2YlJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUlpuYiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Nguyên Nguyễn's picture
1461900356

Tại bài viết trước (xem ở ĐÂY ĐÂY) tôi đã giới thiệu một cách storytelling (kể chuyện) để thuyết phục nhà tuyển dụng từ kinh nghiệm đi phỏng vấn của mình là Monomyth. Ở bài viết này, tôi sẽ nói đến một kiểu storytelling khác là kỹ thuật The Mountain.

THE MOUNTAIN – HÀNH TRÌNH VƯỢT NÚI

Kể chuyện kiểu “Hành trình vượt núi” là sao?

Mô hình này khá tương tự với Monomyth, khi sắp xếp các câu chuyện, sự kiện, thử thách… nối tiếp nhau, có điểm đầu và điểm kết thúc.

Điểm khác biệt khi sử dụng The Mountain so với Monomyth là:

- Cái kết có thể là một “sad ending” , khác với Monomyth là khi người anh hùng của chúng ta thành công trở về.

- Bạn muốn dành thời gian để nói về từng sự kiện, từng giai đoạn, từng kết quả nhỏ trong cả hành trình lớn bạn đang đi

Ứng dụng của kỹ thuật này là gì?

Từ kinh nghiệm đi phỏng vấn của tôi, bạn có thể dùng phương pháp “The Mountain” với mong muốn đạt được những mục tiêu sau:

- Cho người nghe thấy được khả năng vượt qua thử thách của bạn.

- Từng bước, từng bước… tạo sự “kịch tính” cho câu chuyện tổng thể.

- Nhấn mạnh vào 1 cái kết hoành tráng (theo cả tích cực lẫn tiêu cực).

Áp dụng như thế nào?

Nhắc đến đây, chắc các bạn sẽ nghĩ ngay đến câu hỏi phỏng vấn kinh điển:

“Mô tả một tình huống khó khăn bạn đã từng gặp phải, và cách bạn đã làm để giải quyết tình huống đó.”

Hoặc, bạn cũng có thể dùng để trả lời câu hỏi:

“Thành tích bạn tự hào nhất là gì”

Cách thông thường để trả lời những dạng câu hỏi kể trên, là bạn kể ra tình huống, lý do bạn gặp phải tình huống, và nêu ra cách giải quyết tình huống (bước 1, bước 2, bước 3….), nêu ra kết quả cuối cùng (hoặc thất bại hoặc thành công). Nghe có vẻ giống đồ thị “The mountain” mà tôi vừa chia sẻ ở trên đúng không?

Còn nếu ứng dụng nghệ thuật kể chuyện, bạn sẽ phải làm các bước sau:

- Phân chia được câu chuyện của mình thành các phần: Điểm khởi đầu, giai đoạn 1, giai đoạn 2…..điểm kết thúc

- Ở mỗi giai đoạn, bạn phải có sự kiện diễn ra, phải nêu được cao trào, phải có xung đột, có phương án giải quyết xung đột và có kết quả (kết quả tốt hoặc ko tốt).

Thông qua cách làm trên, bạn sẽ:

- Thể hiện được khả năng giải quyết tình huống của bản thân

- Thể hiện được cá tính và phẩm chất cá nhân

- Khiến nhà tuyển dụng bị cuốn hút hơn về bối cảnh bạn đã gặp phải, cảm thấy như mình là một phần của câu chuyện đó, từ đó thêm tin tưởng vào trải nghiệm cá nhân của bạn.

Ví dụ cho bạn tham khảo

Cách đây 2 năm khi làm cho tổ chức cũ, tôi được giao phụ trách một dự án mới, rất khó, nằm ngoài khả năng về kinh nghiệm và chuyên môn của tôi tại thời điểm đó < mở đầu câu chuyện >

Việc đầu tiên tôi nghĩ đến đó là hỏi kinh nghiệm những anh chị cùng công ty, để lên bản kế hoạch chi tiết cho dự án và lên trước những rủi ro có thể có. Sau hơn 3 ngày đêm liên tục làm việc và nhận feedback từ các anh chị, tôi đã xây dựng được bản timeline dự án vô cùng chi tiết và được sếp duyệt cho triển khai <sự kiện 1: vừa nêu khó khăn #1 vừa thể hiện khả năng giải quyết vấn đề + kết quả #1>.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai, có nhiều khó khăn bất ngờ xảy đến, từ phía đối tác, thầu phụ cho đến phía nội bộ công ty <bắt đầu sự kiện 2, nêu khó khăn #2>.Thậm chí có thời điểm dự án gần như bị đứng lại, gây thiệt hại trực tiếp về tài chính và danh tiếng cho công ty <đẩy lên cao trào tí>

Lúc đó , tôi đã….. <mời bạn kể tiếp, kết thúc có hậu hoặc không có hậu, tuỳ bạn>

(tham khảo từ topCV)

>>>[Kinh nghiệm đi phỏng vấn] Kể chuyện cho nhà tuyển dụng bằng kỹ thuật Monomyth

>>>[Kinh nghiệm đi phỏng vấn] Dùng thất bại để thuyết phục nhà tuyển dụng

Answer hZWZmZhimm2YlJKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUlpuYiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZhjkWualZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...