[Kinh nghiệm đi phỏng vấn] Vượt “bẫy” cho người nhảy việc
Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc làm rất hồi hộp, nhưng đối với những ứng viên “nhảy việc” thì chắc chắc là sẽ lo lắng gấp đôi, bởi vì đối với những người đã từng có kinh nghiệm, từng có những thành tích trong công việc thì yêu cầu về trình độ và khả năng làm việc sẽ được nhà tuyển dụng đòi hỏi cao hơn nhiều. Ngoài một số câu hỏi chung khi đi phỏng vấn thì những câu hỏi xoáy về chuyên môn, lý do bạn chuyển việc hay những câu hỏi bẫy sẽ được “giăng” để gài bạn, việc còn lại là bạn có đủ thông minh, sự lanh lẹ để vượt qua hay không. Dưới đây là một số kinh nghiệm đi phỏng vấn chuyển việc bạn nên đọc để đưa ra cho mình vài “tuyệt chiêu” giúp thu phục nhà tuyển dụng.
Đầu tiên, bạn đã hiểu rõ mục đích của các câu hỏi phỏng vấn là gì chưa? Chắc cũng 30% hoặc nhiều hơn thế nghĩ rằng nhà tuyển dụng muốn biết về cá nhân bạn, muốn hiểu hơn về kinh nghiệm và những kỹ năng bạn có để xem xét sự phù hợp của bạn đối với công việc. Nhưng đây là suy nghĩ bị ngược, theo kinh nghiệm đi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng chỉ là đang khơi ra một chủ đề và chính bạn sẽ phải tự đánh giá năng lực và chứng minh bản thân có phù hợp vào vị trí ứng tuyển. Tốt hơn hết, thay vì nói nhiều về bản thân, hãy dành thời gian nói về công việc gần đây nhất và nhấn mạnh kinh nghiệm bạn đã có để có thể ứng tuyển vào vị trí này.
Tiếp theo kinh nghiệm đi phỏng vấn cho người “nhảy việc” là một số câu hỏi sẽ được nhà tuyển dụng đưa ra để hói lý do vì sao bạn lại chuyển việc? WOW! Đây mới là trọng điểm của buổi phỏng vấn của bạn đây, căn cứ vào câu trả lời của bạn mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra cácđánh giá ứng viên phù hợp. Cần hết sức thận trọng và không nên đề cập đến những lý do nhạy cảm.
1. Tại sao bạn bỏ công việc hiện tại của bạn?
Khi hỏi câu hỏi này, có chăng nhà tuyển dụng đang suy nghĩ rằng bạn không phải là kẻ gây rối trong công ty hoặc một người đã từng làm việc xấu rồi bỏ trốn đấy chứ? Đừng có suy nghĩ điều đó đấy.
Một vài trường hợp, ứng viện sau khi đi làm ở môi trường cũ, đã gặp một số khó khăn, bế tắc và nghĩ rằng một công việc mới là lối đi cuối cùng và nói ra toàn bộ vấn đề này với nhà tuyển dụng. Đó thực sự là một sai lầm.
Dưới đây là một số kinh nghiệm đi phỏng vấn để trả lời khéo léo cho lý do chuyển việc của bạn:
- Mức Lương thấp và không phù hợp: Bất kể bạn mô tả về mức lương của mình như thế nào, cũng đừng nên trả lời một cách quá qua loa rằng chỉ vì lý do lương thấp và không phù hợp. Câu trả lời này đôi khi lại khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp về năng lực của bạn.
Nếu vấn đề của bạn nằm ở đây, bạn có thể mở đầu câu trả lời rằng: “Với tiến độ công việc ngày càng nhiều, tôi luôn hoàn thành các nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, tôi cũng dành thời gian nghỉ của mình để làm các kế hoạch dự án của công ty cho kịp tiến độ, tuy nhiên, với sức lực và thơi gian bỏ ra, mức lương hiện tại của công ty tôi thấy chưa được thỏa đáng…”
- Chán ghét công việc hiện tại: Thường xuyên phải làm những công việc không đúng với chuyên môn của mình và mất đi hứng thú công việc, không đánh giá đúng năng lực... Đừng để những vụ vặt vặt làm sôi sục sự tức giận của bạn lên và kể loạt tật xấu của công ty ra, khi đó mọi công sức bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sẽ đạt điểm F.
Thay vì kể lể công việc không tốt, bạn nên nói ra một vài điểm đưa bạn đến vị trí đang tuyển này, tại sao công việc hiện tại không thích hợp và bạn mong muốn gì ở công việc mới: “Tôi có nhiều kinh nghiệm với công việc.... nhiều dự án thành công của tôi với công ty cũ…., mục tiêu của tôi là muốn phát triển năng lực của mình hơn nữa ở một vị trí cao hơn, đó là vị trí…. Tuy nhiên, ở công ty hiện tại tôi vẫn chưa có cơ hội làm việc này. Do đó tôi muốn tìm một công việc mới thử thách hơn và cho tôi nhiều cơ hội để phát triển những kỹ năng hiện tại và kỹ năng khác nữa.”
- Cấp trên khó tính: Có thể nói rằng người “lắm tài thường nhiều tật”, sếp của bạn cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên nêu cho đây là lý do để bạn chuyển việc và nói thẳng thắn điều này với nhà tuyển dụng thì chỉ cho thấy bạn đang đưa ra cái cớ che đậy khả năng thích ứng yếu kém, những kỹ năng ứng xử nghèo nàn của mình mà thôi.
Nếu lý do nhảy việc là do sếp của bạn, hãy trả lời một cách khéo léo và thêm một câu nhận xét tốt về công ty: : ”Tôi rất thích những định hướng phát triển của công ty cũ, đây thật sự là một quyết định khó khăn để tôi chuyển việci nhưng tôi tin đây là một quyết định đúng. Cách lãnh đạo của công ty hiện tại không còn hợp với tôi nữa, tôi nhận thấy tôi hợp với cách làm việc ở môi trường thoải mái hơn và tôi đã tìm được điều này ở công ty mới”
Với mỗi câu trả lởi, bạn nên bổ sung thêm những thách thức và cơ hội ở công việc mới để “đánh lạc hướng” nhà tuyển dụng với câu trả lời của bạn.
2. Làm thế nào bạn nghĩ rằng bạn là ứng viên phù hợp với công ty chúng tôi?
Theo những kinh nghiệm đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn muốn chính bạn phải tự khẳng định sự phù hợp của bạn đối với công việc chứ không phải họ phải tự tìm kiếm điều này ở bạn. Bạn phải tự chứng mình bản thân thông qua cách bạn hiểu biết về văn hóa, môi trường, kinh doanh, mục tiêu của công ty.
3. Hãy nói cho tôi về công việc hiện tại của bạn?
Đây là lúc bạn cho thấy những kinh nghiệm và thành tích mà mình đã đạt được. Có thể sẽ gặp một số khó khăn, bạn đừng ngại nói ra, quan trọng bạn đưa ra được những biện pháp xử lý kịp thơi, đó chính là chìa khóa cho câu hỏi này. Đối với những ứng viên “nhảy việc” thì việc có kinh nghiệm chuyên môn và các kỹ năng lành nghề là điều hiển nhiên, yêu cầu trong công việc cũng sẽ cao hơn, cách bạn xử lý tình huống càng được nhà tuyển dụng chú ý, quan tâm.
4. Bạn không thích điều gì về công việc ở công ty cũ của bạn?
Một câu hỏi khá thẳng thắn, “trung tim đen” nhưng đối với những câu hỏi như thế này bạn đừng than phiền quá nhiều về tật xấu của công ty. tất cả những gì bạn kể ra sẽ là “gậy ông đập lưng ông”. Thực chất nhà tuyển dụng muốn biết những khó khăn ở công việc cũ mà bạn gặp phải và liệu nếu xảy ra trường hợp tương tự bạn có lại tiếp tục “nhảy việc” hay không? Hãy biến sự tiêu cực thành tích cực, bạn đã gặp những khó khăn như thế nào và bạn đã vượt qua nó bằng cách nào? Điều này để lại cho bạn bài học gì?
5. Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?
Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này vì họ muốn biết điều gì thúc đẩy bạn nhiều nhất, bạn đã nghiên cứu về công ty kỹ càng như thế nào, và bạn muốn công việc này nhiều đến mức độ nào, bạn có đang có thái độ tích cực với công việc mà bạn đang ứng tuyển, liệu bạn có nhiều năng lượng, bạn có thể đóng góp nhiều, bạn hiểu sứ mệnh và mục tiêu của công ty và bạn muốn là một phần của sứ mệnh đó.
(Nguồn tham khảo totaljobs.com)