Kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc công ty Nhật của 1 IT
Mình chỉ mới trải qua vài công ty nhưng đã khá nhiều lần đi phỏng
vấn. Đôi khi cũng chưa hẳn là thích job đó, mà đi phỏng vấn vì nghĩ rằng qua đó
có thể học hỏi được ít nhiều: hiểu được hơn về lĩnh vực của công ty đó, biết
được đôi chút chế độ, văn hóa của công ty đó qua Sếp và những người tiếp xúc.
Mỗi 1 công ty có thời gian phỏng vấn ngắn dài khác nhau, có công ty thì chỉ cần
15 phút là xong, có công ty thì qua nhiều bài test: test chuyên môn, test tiếng
Nhật, test IQ (toán, lí, hóa, logic), test kỹ năng máy tính và qua nhiều vòng
khác nhau. Dài nhất là trải qua 4 vòng, và buổi phỏng vấn dài nhất của nó là 4 giờ đồng hồ với 2 giờ nói chuyện, thực ra
lúc này không còn là phỏng vấn nữa mà là trao đổi, chia sẻ (công ty Sếp là
người Việt đã từng sống khoảng 10 năm bên Nhật, hoặc Sếp là người Nhật nói
tiếng Việt khá giỏi).
1. Vị trí IT coordinator
Vốn xuất thân là dân khối A và thích môi trường công nghệ thông tin - khi học
Đại học đã từng đỗ kỳ thi của bên Aptech dành cho sinh viên học tiếng Nhật
nhưng dù được học bổng 50% mà học phí vẫn đắt nên từ bỏ (hình như khóa đầu
tiên); vì vậy nên định thử sức với vị trí IT coordinator này. Buổi phỏng vấn
bắt đầu với bài dịch Nhật - Việt, Việt - Nhật ; tiếp đó đến phỏng vân. Giám đốc
là người Việt, đã từng sống 10 năm bên Nhật - phong cách khá giống Nhât. Và khi
phỏng vấn chả hiểu vì lí do gì mà anh cứ lấy tay che miêng. Buổi phỏng vấn diễn
ra suôn sẻ, dường như đã kết thúc buổi phỏng vấn sau khi đã trao đổi xong các
vấn đề lương, chế độ công ty, thời gian làm việc, ngày bắt đầu làm việc thì
bỗng anh hỏi bằng tiếng Việt: “Sinh viên trường em chả biết các bạn giỏi giang
gì mà rất kiêu, sao các bạn cứ phải lấy mác của trường mình ra vậy". Shock
trước câu hỏi của anh, có 1 chút chạnh lòng và ko còn tươi đươc, mình nói với
anh: “Em ko biết các bạn như nào, nhưng em không phải là người như thế.” Tự
nhiên thấy tủi thân, giọng lạc hẳn đi - tự ái cao, huhu.
Chị trợ lý GĐ tiễn ra ngoài thang máy và nói: Bài dịch của em khá tốt, chắc là
đỗ thôi. Mình trả lời: Dạ, em cảm ơn. Nhưng dù có đỗ em cũng không vào ạ.
Sau đó, mìnhhậm hực chia sẻ với bạn bè, bạn bè cũng đưa ra vài lời nhận xét: Mr
GĐ này thế nọ, thế kia. Cho đến lâu sau mình mới tự giải thích theo cách hiểu
khác (thực sự thì cũng không chắc nữa): 1.Phải chăng anh í che miệng để làm cho
khó nghe hơn giống như lúc nói chuyện skype, điện thoại với khách hàng - lúc đó
có thể ko nhìn thấy mặt người đối diện nên sẽ khó đoán hơn, hoặc là sẽ có những
tạp âm xung quanh khi đó chứ ko yên lặng như lúc phỏng vân. 2. Câu hỏi lúc cuối
của anh có thể coi là tình huống đưa ra dành cho các coordinator. Bởi khi làm
việc với đối tác, khách hàng sẽ có nhiều khi phải nghe những feedback ko tốt,
ko đúng sự thực do họ chưa hiêu.. thì lúc đó cần sự bình tĩnh, cần 1 người giỏi
giao tiếp để xử lý tình huông. Có thể đây là 1 trong những tình huống được gài
vào trong cuộc phỏng vấn mà ứng viên ko nhận ra. Nếu đưa 1 tình huống thực sự
liên quan đến công việc, ví dụ như khi làm việc có những đối tác họ đưa ra
những feedback như này thì tình huống đó em xử lý sao… Với những tình huống rõ
ràng như này, ứng viên có thể sẽ xử lý trơn tru hơn theo những gì đã được biết
nên cũng khó nhận ra được tính cách thật của ứng viên. Bạn mình phỏng vấn ở vị
trí nhân viên hành chính - nhân sự - kế toán ở công ty IT khác được Sếp đưa ra
tình huống: Lọ tăm bị đổ và 1 công việc nghiệp vụ cần giải quyết ngay thì em sẽ
xử trí sao???
2. Cách đây không lâu mình cũng có tham gia phỏng vấn cùng sếp khi công ty
tuyển phiên dịch. Bởi lẽ nếu nhận vào thì mình sẽ phải chịu trách nhiệm chỉ bảo
việc cho người mới này nên sếp giao cho quyền phỏng vấn và quyết định nhận hay
không. Ứng viên là một người nhiều hơn mình 3 tuổi. Trước khi vào phỏng vấn
mình cũng đã làm công tác hành lang : "Mặc dù anh hơn tuổi em nhưng hôm
nay là phỏng vấn tại công ty em. Vì thế chút nữa khi vào em có gì thất lẽ anh
thông cảm. Ngoài ra, sếp em không biết tiếng Việt nên chút nữa em sẽ không nói
tiếng Việt anh nhé".
Cuộc phỏng vấn trao đổi về nhiều thứ. Và tất nhiên phía mình phải đưa ra vài
câu hỏi dựa vào tình huống thực tế của công việc. Nghe xong anh này nổi cáu lên
và quay qua nói ngay bằng tiếng Việt: Hỏi gì mà khó thế! Sau khi trao đổi sếp
mình quyết định chuyển câu hỏi qua lĩnh vực khác và hỏi anh ta dự định tương
lai của bản thân. Anh ta trả lời: "Về Việt Nam mở trường dạy tiếng Nhật".
Rất tình cờ đây cũng là lĩnh vực mình quan tâm nên mình hỏi luôn: "Anh có
suy nghĩ như thế nào về tình hình đào tạo tiếng Nhật ở Việt Nam hiện nay?
Theo anh cái gì được và cái gì chưa được?".
Nghe xong câu này anh ta đỏ mặt lên và quay qua sếp mình nói rằng: "Các
anh hỏi gì mà hỏi khó thế. Tôi không thể trả lời". Sếp bật cười và nói:
"Câu hỏi nhấn mạnh vào suy nghĩ của anh chứ không chú trọng đến đúng sai.
Chẳng lẽ ngay cả suy nghĩ của bản thân anh về vấn đề nào đó anh cũng không nói
ra được sao?"
Nói tóm lại trường hợp này ứng viên đã đánh mất sự khiêm tốn, bình tĩnh. Tất
nhiên công ty mình đã không thể nhận người này vào làm.
(st)
Pages
-
hZWZmZhikXGWmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmpuTnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhikXGWmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmWYa5yFneDh
-
More
hZWZmZhikXGWmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpablpqIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhm1sbJ9qVm6xtg..-
hZWZmZhikXGWmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmpuZmYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhikXGWmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmWYcZmFneDh
hZWZmZhikXGWmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpabnJeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZpbptqaVVvtrI.-
hZWZmZhikXGWmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmpuZnYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZhikXGWmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmWYcZ2FneDh
hZWZmZhikXGWmpKExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpabnJuIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaplyhm1qcYhwsbA.