AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhgk2uXlpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Mạn Đàm Về Quản Lý Sản Xuất!

Answer11 hZWZmZhgkmuXmZqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5iZlZWEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..
Lê Ngọc Tuấn's picture
1347594848

Trong công tác quản lý thì có nhiều lĩnh vực, với mỗi lĩnh vực thì luôn có những đặc thù khác nhau. Thế nhưng đều có những điểm chung nhất định và tập trung quanh vấn đề: Đối nhân xử thế hay đắc nhân tâm. Trên nhiều trang mạng những câu hỏi " Để trở thành nhà quản lý giỏi" hay những câu hỏi về vấn đề này có nhiều. Bạn dễ dàng tìm ra và học hỏi nhưng áp dụng thì không đơn giản! Vì sao vậy?

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp rất cần tuyển những nhà quản lý sản xuất thế nhưng lại thiếu, trong lĩnh vực này thì về trường lớp thì không có dạy hay chỉ là những khóa tập huấn ngắn hạn ... học xong và trải nghiệm nhưng rất nhiều người không làm được.

Mình lập topic này cũng chỉ chia sẻ những gì mình đã trải nghiệm, đã thực hiện dĩ nhiên đã có những thành công nhất định và có thất bại và cũng mong được sự chia sẻ của mọi người.

 

 

* Bạn quản lý sản xuất là bạn ở vị trí nói nôm na là trên đe dưới búa, được lòng công nhân thường sẽ mất lòng lãnh đạo. Dĩ nhiên trong môi trường làm việc chuyên nghiệp thực sự thì điều này sẽ không xảy ra vì sự đánh giá là đánh giá cái hiệu quả bạn mang lại. Thế nhưng, hầu hết các công ty, nhà máy sản xuất tại VN đều không là vậy kể cả Công ty nước ngoài có tính chuyên nghiệp cao như Nhật. Vì sao là vậy, là vì tuy là công ty nước ngoài nhưng hầu hết các vị trí quản lý là người Việt, mà cũng buồn là bản thân họ hay cả chúng ta có quá nhiều thói xấu: bè phái, cảm tính...

* Bạn quản lý sản xuất là bạn quản lý những người công nhân làm việc, mà những công nhân ở VN hiện nay thì đặc thù chung là: Nhiều vùng miền, nhận thức và ý thức còn thấp và khác nhau... Vậy bạn sẽ là người quan trọng nhất để nâng ý thức, nhận thức họ lên để đưa vào nhận thức chung của công ty.

* Bạn quản lý sản xuất là phải phối hợp với các phòng ban liên quan, tuy sản xuất là trung tâm, các phòng ban liên quan là hỗ trợ. Nhưng bạn phải biết quan hệ tốt với các bộ phận này vì dù sao mục tiêu chính là hiệu quả sản xuất mà bạn đang là người chịu trách nhiệm. Và bạn phải quan tâm mặt trái trong quan hệ này là sự: Nói xấu, bè phái ... như đã nói ở trên.

* Theo mình, để là nhà quản lý sản xuất phải quan tâm những điều sau: Tố chất của người quản lý, kỹ năng mềm, phương pháp giám sát, quan điểm quản lý và đặc điểm chung nhất của sản xuất...

+ Tố chất của nhà quản lý theo mình biết là là những cái bẩm sinh họ có như: tướng tá, giọng nói, gương mặt, tác phong, tính tình, sự hòa đồng trong mức cho phép. Những điều này không dễ ai cũng có và có cái sẽ điều chỉnh được và có cái không. Trong quan hệ xã hội bình thường, khi gặp nhau qua vẻ bề ngoài thì tự thâm tâm bạn đã đánh giá người đối diện rồi, nhìn tướng tá, gương mặt ngay hay gian, đáng tin hay không, nghe giọng nói có thuyết phục hay không ... hay đơn cử nhiều bạn đã đi làm, có vị sếp chỉ nhìn là bạn thấy tin tưởng, tôn trọng, có vị sếp ngồi nói ra rả cả buổi nhưng chả lọt tai bạn... trong sản xuất cũng vậy, ảnh hưởng về tâm lý rất quan trọng, bạn thử nghĩ bạn đứng trước 10 công nhân, 20 công nhân thậm chí cả gần ngàn người... Họ luôn xét nét từng cử chỉ, hành vi của bạn, những lời nói của bạn họ sẽ ghi lại rõ và sẵn sàng dịch lại lời bạn với ý khác hẳn ( tuy bạn nói tiếng Việt và họ cũng là người Việt ) và tốc độ lan truyền thông tin giữa công nhân rất nhanh. Vậy bạn sẽ làm sao: Tác phong gọn gàng, chuẩn mực, gương mặt đủ nghiêm nghị nhưng không nhăn nhó, căng thẳng. Ăn nói rõ ràng và chỉ nói vào trọng tâm, luôn luôn che dấu cảm xúc của mình, sẳn sàng cười chào xã giao với công nhân ... điều này tạo sự tôn trọng, tin tưởng và sự thỏa mái trong khuôn khổ ở công nhân.

+ Kỹ năng mềm trong quản lý sản xuất cần có là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, vi tính văn phòng...

=> Trong quản lý sản xuất, sự giao tiếp rất quan trọng vì cơ bản là quản lý thì phải biết nói. Bạn là người truyền đạt những chỉ đạo, bạn là người ra lệnh, bạn là người quan hệ với các bộ phận khác để giải quyết vấn đề. ... Bạn chỉ đạo chỉ cần thiếu ý hoặc không rõ ý thì hậu quả khó lường nhất là trong công ty phân nhiều cấp quản lý, bạn ăn nói không tốt sẽ gây xung đột với các bộ phận liên quan... Cùng một mục đích nhưng mỗi cách nói sẽ mang những hậu quả khác nhau nhất là trong môi trường sản phẩm phụ thuộc vào tay nghề công nhân như: may mặc, điện tử...

Riêng mình, luôn nhẹ nhàng, nói chuẩn đúng tình đúng lý và luôn dựa trên tâm trạng người đối diện để nói. Bạn nên nhớ, nội quy làm việc và đưa ra kỷ luật là bạn, vì vậy, không nhất thiết phải căng thẳng, chửi bới ... chỉ cần nhẹ nhàng mà quyết đoán. Như nói trên, tất cả lời nói của bạn sẽ được người công nhân ghi lại và sẵn sàng dịch sang ý khác, cách giao tiếp của bạn sẽ làm cho các quản lý trung gian cấp dưới học theo.

Ví dụ: Có một công ty của Nhật, công ty rất lớn quy mô toàn VN tầm trên dưới 20.000 lao động. Tại một đơn vị cơ sở của nó có tầm trên 5.000 lao động, vừa vào trao đổi với một số quản lý thì nghe câu " Văn hóa công ty là văn hóa chửi", cũng đã thực nghiệm ở đó thì đúng vậy... khi có sự cố là chửi, mà chửi bới dùng từ kinh khủng mà còn xuất phát từ quản lý cấp cao ... thế rồi quản lý cấp dưới học theo... chửi dây chuyền. Tìm hiểu kỹ và theo mình thì do: Chủ trương trước đến nay là đào tạo công nhân lên làm quản lý, mà công nhân toàn xuất phát điểm từ lao động phổ thông, cách chọn là cảm tính... tuy tiêu chí chọn lên làm quản lý rất chuẩn nhưng quan trọng là các quản lý hầu như không ăn nói được, người nói được thì không đủ vốn từ để nói, không đủ kinh nghiệm để giải quyết vấn đề nên cách tốt nhất đơn giản nhất là chửi! Vì vậy, đã tự tạo căng thẳng cho nhau từ người chửi đến người bị chửi và vơ bản vấn đề không được giải quyết! bằng chứng là những lỗi toàn lỗi lặp lại và mang tính hệ thống.

=> Giả quyết vấn đề: sự cố, kỷ luật, mâu thuẩn... sự bình tỉnh lắng nghe là quan trọng, nhìn nhận khách quan công minh không cảm tính ... bạn nóng thì dễ mất bình tỉnh dẫn đến không nắm được tình hình để rồi đưa ra những quyết định sai lầm gây bức xúc cho công nhân. Sự bình tỉnh, nhìn nhận khách quan không cảm tính giúp bạn nắm được thông tin hai chiều, thông tin tích cực làm bạn giải quyết vấn đề được tận gốc, vì bạn cũng đã biết bạn có một đôi mắt, hai tai còn công nhân thì quá nhiều, có những điều họ biết, có những sự góp ý rất hay nhưng tâm lý chung là không dám nói vậy bạn sẽ là người khơi cho nhưng thông tin này nó luân chuyển hai chiều. Do đó, bạn sẽ nhanh chóng nắm tình hình và giải quyết gọn và hình thức kỷ luật bạn đưa ra được sự đồng thuận cao.

Ví dụ: Sản phẩm phụ thuộc vào tay nghề người công nhân, mà công nhân chỉ là người, họ có tâm trạng hay sức khỏe mỗi lúc mỗi khác... vậy khi có sự bất thường ví như lâu nay họ làm tốt nhưng hôm nay lại tự dưng làm không tốt, thì với bạn là một nhà sản xuất bạn phải nắm điều này và gọi ra nói chuyện, cần thiết cho nghĩ hay bố trí sang vị trí khác. Điều này bạn sẽ được nhiều cái lợi:

+ Trong sản xuất, hạn chế hư hỏng hay mất năng suất ( nhất là công việc mang tính dây chuyền )

+ Tạo được tâm lý tin cậy, nể phục ở công nhân, bạn chỉ cần giải quyết một vài trường hợp nhưng với tốc độ lan truyền thông tin trong công nhân thì chỉ trong thời gian ngắn những công nhân sẽ nhìn bạn với ánh mắt khác.

+ Dĩ nhiên vấn đề sẽ giải quyết được tận gốc.

Ở đây, có bạn sẽ nói nếu quản cả trăm cả ngàn công nhân thì sao làm được! Nếu bạn là quản lý chung, dưới bạn còn nhiều cấp quản lý trung gian thì bạn chỉ trực tiếp giải quyết một vài trường hợp thí điểm để hướng dẫn cho các quản lý trung gian, rồi bạn sẽ giao lại cho các quản lý trung gian này ( chủ yếu là những quản lý sát công nhân như quản lý line, tổ trưởng... )

Trong việc kỷ luật bạn cũng nên nhớ: Kỷ luật dựa theo nội quy, nội quy từng công ty có khác, phương pháp kỷ luật hiệu quả nhất chính là chế tài người công nhân như bình bầu A, B, C cuối tháng. Đánh vào thu nhập người công nhân là tàn nhẫn nhưng hiệu quả nhất, nếu áp dụng điều này bạn phải là người công minh, khôn khéo và rõ ràng. Còn có công ty nội quy không cho chế tài, thậm chí như ở công ty Nhật mình nói trên thì đánh nhau và đánh quản lý chỉ nhận hình thức cảnh cáo không lên lương 3, 6 tháng... vậy bạn kỷ luật đúng tình đúng lý, kỷ luật đúng người, luôn thể hiện sự công minh, cái tình ở đây có thể cái tình giả nhưng giấu trong lòng chỉ thể hiện ở lời nói. Cần thiết trị người mình thích để được sự nể trọng cả trăm công nhân. Nên làm công nhân tôn trọng mình chứ không phải sợ!

+ Phương pháp giám sát: Dĩ nhiên khi quản lý sản xuất quản lý từ mấy chục đến mấy trăm công nhân, chúng ta không thể đi sâu đi sát được hết cả. Nhưng đối với nhà quản lý sản xuất, bắt buột phải nắm được tình hình. Điều này cần có cách giám sát hiệu quả! trong môi trường toàn công nhân nam, sự va chạm hay mâu thuẩn dễ đi đến chỗ cực đoan như đánh nhau, đâm chém, nhưng giải quyết vấn đề nhanh một phần do tính cách đàn ông... tiếp cận với công nhân nam lại dễ: thuốc, nhậu, cà phê... đây là những kênh lấy thông tin nhanh và chính xác. Còn đối với công nhân nữ, va chạm mâu thuẩn thì chả có gì nhưng lại dai dẳn, vụn vặt, cách tiếp cận khó. Vậy mình chọn cách ăn nói nhẹ nhàng, hành xử rỏ ràng, tôn trọng nhau... điều này với trải nghiệm của mình khi nắm thông tin cũng rất hiệu quả. Chỉ có điều, luôn cẩn trọng với lời nói của mình vì công nhân nữ cũng rất hay xuyên tạc lời của mình....

+ Quan điểm quản lý: cái này nói thật, ở VN là điểm yếu vì các bạn đã biết những thói xấu khi làm việc của người Việt ta thậm chí ngay cả trong các bạn, nên sự bất đồng quan điểm luôn xảy ra. Mà trong quản lý nói chung, quản lý sản xuất nói riêng thì sự bất đồng quan điểm làm ta rất khó làm việc. Còn một số quan điểm trong quản lý sản xuất của mình là:

Sản xuất cần trung thực, kỹ thuật cần chính xác. Tại sao cần sự trung thực trong sản xuất vì sự trung thực này phản ảnh thực tế năng lực sản xuất giúp sự điều độ sản xuất nhịp nhàng, kế hoạch sản xuất chủ động, sự trung thực còn phản ánh tình hình công nhân, trình độ tay nghề ...

- Chất lượng sẽ kéo số lượng
- Phải dạy bảo cấp dưới mới có quyền khiển trách
- Làm sếp phải bảo vệ cấp dưới, mình là người chịu trách nhiệm trước.
- Làm việc phải tương trợ hợp tác với nhau. kể cả các bộ phận liên quan
- Sản xuất không bao giờ ổn đinh nên sự giám sát theo dõi không bao giờ được lơ là

... Hì hì, nhân ngày mưa cũng rảnh nên viết những gì mình đã trải nghiệm lên. Dĩ nhiên còn nhiều điều nữa nhưng dài dòng quá rồi. Nói thật, mình tự tin là sở trường trong quản lý sản xuất, mình đam mê nó vì đi sâu vào nó mới thấy cái thú vị của nó. Mình đã vận dụng hết điều trên, và có những thành công. Nhưng do biến động thị trường nên cũng đã lang thang qua vài công ty... vừa rồi vào làm moottj công ty nước ngoài, dó bị đụng cái quan điểm ( sếp nữ là công nhân đi lên ) nên giờ thất nghiệp.

Và cũng mong được sự góp ý của các bạn!

Answer11 hZWZmZhgkmuXmZqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5iZlZWEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

    There are no answers to this question yet.

Pages

hZWZmZhgk2uXlpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...