AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZZikmuclJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Nhân viên bỏ sếp: Vì đâu nên nỗi?

Answer hZWZmZZikmuclJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iRmZWbiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Phụng Nguyễn's picture
1657179388

Tìm được nhân viên giỏi và phù hợp đã khó, giữ chân họ gắn bó lâu dài với công ty càng khó hơn. Bài viết dưới đây tổng hợp những sai lầm trong lãnh đạo & quản lý khiến nhân viên dần “mất lửa” với công việc và dứt áo ra đi, HR và nhà lãnh đạo cần quan tâm lưu ý.


1. Ràng buộc về quy trình, kìm hãm hiệu suất

Khi nhân viên bị buộc phải phụ thuộc vào quá nhiều quy trình và quy định không cần thiết, sự thất vọng và chán nản trong họ sẽ càng gia tăng. Chẳng hạn, một nhân viên buộc phải đợi hoàn thành một số nhiệm vụ khác trước khi tiếp tục bắt tay vào dự án mới, nhưng họ không thể tự mình quyết định điều đó vì phải phụ thuộc vào sếp và các quy trình liên quan. Đợi chờ trong vô vọng, công việc không thể hoàn thành như dự kiến mặc dù đó không phải lỗi của họ. Về lâu về dài, điều này dễ dẫn đến cảm giác bất lực, thất vọng, vì thế hiệu suất làm việc giảm và nhân viên không còn ‘mặn mà’ cống hiến.

Trong trường hợp này, người sếp càng cần sâu sát để kịp thời phát hiện những lỗ hổng trong quy trình, trao đổi cởi mở với nhân viên và các phòng ban khác để tạo điều kiện làm việc hiệu quả hơn cho nhân viên thay vì đánh giá vội vàng và cứ cứng nhắc theo quy định.

2. Lãng phí tài nguyên, nhân viên bị quá tải

Tài nguyên ở đây bao gồm cả về thời gian, kiến thức và sự chú tâm của nhân viên. Những người thường bị dồn ép về mặt thời gian có xu hướng kiệt sức nhanh hơn, chất lượng và hiệu suất làm việc cũng nhanh đuối hơn.

Vậy nên, trước khi giao một nhiệm vụ hoặc để một nhân viên tham gia một cuộc họp nào đó, người lãnh đạo cần đặt câu hỏi: “Nhiệm vụ mới này có ưu tiên không? Nhân viên này có thực sự cần ở trong cuộc họp không?” Nếu câu trả lời là không, hãy để họ có không gian hoàn thành công việc quan trọng nhất của mình.

3. Công việc càng nhàn hạ, nhân viên càng lơ là

Khi ở trong vòng an toàn quá lâu, người nhân viên rất dễ có cảm giác chán nản, điều này dẫn đến thái độ thờ ơ và làm việc một cách đối phó. Thay vào đó, hãy mở rộng khả năng nhân viên thông qua việc trao cho họ cơ hội đảm nhận công việc nhiều thử thách hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ vừa phải của áp lực và sự cọ xát trong công việc là điều tốt cho sự phát triển của nhân viên. Tuy nhiên, lãnh đạo cần lưu ý, trước khi giao nhiệm vụ thách thức hơn, hãy hỏi nhân viên của mình về kỳ vọng và mong muốn của họ.

Ngoài ra, một lộ trình phát triển và thăng tiến rõ ràng chính là bí quyết mà nhiều nhà lãnh đạo thu hút và giữ chân nhân tài gắn bó cùng công ty.

4. Sếp thiếu tin tưởng, nhân viên miễn cưỡng gắn bó

Những nhân viên không cảm thấy an toàn về mặt tâm lý thường dễ mắc sai lầm, khả năng chấp nhận rủi ro thấp và ít phát triển hơn trong công việc. Ngược lại, nếu nhận được sự tin tưởng và trao quyền từ cấp trên, họ sẽ chủ động trong công việc và có hiệu suất tốt hơn.

Một trong những cách để cải thiện hiệu quả mỗi quan hệ tin tưởng giữa sếp và nhân viên chính là tạo một môi trường cởi mở, tiếp nhận ý tưởng mới và trao quyền để nhân viên được cất lên tiếng nói của mình. Trong các cuộc họp, hãy đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời từ tất cả mọi người trước khi đánh giá. Đừng tiếc lời khen ngợi cho những nhân viên hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó, hãy trao cơ hội để nhân viên dám thử, dám sai và biết cách khiển trách khéo léo để không làm mất tinh thần toàn nhóm.

5. Sếp thiên vị, nhân viên bất phục

Lãnh đạo không công bằng, nội bộ rất dễ mất đoàn kết. Việc đề cử những nhân viên yếu kém, nhìn nhận sai vai trò, trách nhiệm của mỗi nhân viên, hay chỉ thích những người có cùng suy nghĩ giống mình,… dù vô tình hay cố ý, điều này rất dễ khiến nhân viên ức chế tinh thần làm việc & quyết định rời đi tìm bến đỗ mới.

Để hạn chế tình trạng này, lời khuyên dành cho người lãnh đạo là hãy xem xét tất cả khía cạnh của vấn đề trước khi đưa ra một quyết định/đánh giá quan trọng (hạn chế các yếu tố liên quan đến cảm xúc/sở thích cá nhân). Ngoài ra, việc thường xuyên trao đổi, tương tác 2 chiều với nhân viên là rất cần thiết để xây dựng văn hóa công bằng và cởi mở, hạn chế những bất mãn không đáng có.

Nhân viên không bỏ công ty, họ rời đi vì sếp. Hi vọng những thông tin trên sẽ cung cấp thêm góc nhìn đa chiều, cũng như các gợi ý hữu ích để mỗi người sếp/lãnh đạo doanh nghiệp sâu sát & linh hoạt hơn trong phong cách quản lý để hạn chế những thất thoát đáng tiếc cho tổ chức.

Bài viết có tham khảo thông tin từ Harvard Business Review.

Answer hZWZmZZikmuclJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iRmZWbiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZZikmuclJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...