Nhiệm vụ của trưởng phòng cung ứng
Nhiệm vụ của trưởng phòng chuỗi cung ứng là gì, họ thực hiện những công việc nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay những nhiệm vụ cơ bản của vị trí nhân sự này do công ty săn đầu người tại Hà Nội HRchannels chia sẻ dưới đây.
Quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng thể hiện trong việc nhà quản lý thực hiện các hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung ứng tới khách hàng.
Quản lý chuỗi cung ứng được thực hiện thông qua việc tìm kiếm nhân sự cho công tác thực hiện, phân công công việc cho công tác cho toàn bộ chuỗi cung ứng doanh nghiệp. Thực hiện hoạch định và giám sát các hoạt động kinh doanh của toàn bộ chuỗi và báo cáo với giám đốc chuỗi cung ứng.
Giao tiếp
Công tác quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả không thể thiếu việc liên lạc với các phòng ban và nhân sự doanh nghiệp. Việc quản lý chuỗi cung ứng cần đảm bảo khả năng giao tiếp với khách hàng, đối tác qua điện thoại, qua trao đổi email, phương tiện truyền thông,... Họ cần phải có khả năng thương lượng giá vận chuyển và sắp xếp vận chuyển với các nhà cung cấp hợp đồng.
Đồng thời, trưởng phòng cung ứng cần duy trì liên lạc với các nhà cung cấp và liên hệ giao hàng trong suốt quá trình làm việc. Họ cần chủ động trong công tác thu hute các nhà đầu tư, nhà cung ứng trong việc xác định các vấn đề, thực hiện các cơ hội tiềm năng.
Thông qua giao tiếp, họ thực hiện việc giao thương giữa các đơn vị cung ứng với doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp các sản phẩm chất lượng, dịch vụ sao cho đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Vận chuyển
Công việc trưởng phòng cung ứng thực hiện công tác thương lượng hợp đồng và mức giá với các đơn vị vận chuyển, hải quan, người quản lý kho hàng,...và các nhà cung cấp dịch vụ logic của bên thứ ba có liên quan. Họ cần đảm bảo những thủ tục xuất-nhập khẩu cho phù họp được thực hiện bởi nhân sự cấp dưới và các đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
Đồng thời, các nhà quản lý thực hiện các chính sách tiêu chuẩn với các ngành nghề liên quan tới chất lượng, an toàn cũng như quy trình. Họ sẽ làm quen với các hoạt động xuất-nhập khẩu, hoạt động hải quan,... Công tác quản lý chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo giao nhận vận chuyển hàng hóa được chỉ định và môi giới hải quan theo quy trình được thiết lập.
Lập kế hoạch và phân tích
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc phát triển và duy trì các kế hoạch, chiến lược chuỗi cung ứng khác nhau. Điều này liên quan tới công tác điều phối, giám sát các hoạt động sản xuất, dự báo đơn hàng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Họ cần thực hiện tối ưu hóa các tài nguyên hoạt động trong khi thực hiện công tác giảm chi phí, kiểm soát các chương trình quảng cáo.
Công tác tuyển trưởng phòng cung ứng cần lựa chọn các ứng viên có khả năng phân tích năng lực, hiệu suất công việc hàng tháng. Việc này đảm bảo các dự báo, lịch trình được điều chỉnh phù hợp. Các nhà quản lý thực hiện công tác xác minh luồng nhu cầu, tham gia lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn và tiến hành phân tích hàng tồn kho để sử dụng kho và phối hợp sản xuất. Quản lý chuỗi cung ứng cần đáp ứng được việc sử dụng các giải pháp lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và hệ thống quản lý kho (WMS).
Kiểm soát hàng tồn kho
Kiểm soát hàng tồn kho là công việc phổ biến không thể thiếu của các trưởng phòng cung ứng vật tư. Công việc này hỗ trợ thực hiện các mục tiêu tăng trưởng doanh nghiệp thông qua các số liệu và chức năng báo cáo. Họ chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá các rủi ro về các dụng cụ dễ hư hỏng, xu hướng cung cấp, yếu tố nhu cầu và giảm thiểu tình trạng kém chất lượng của sản phẩm.
Họ giảm thiểu tối đa các sản phẩm lỗi qua việc đánh giá hàng tồn kho và tái cân bằng. Thực hiện xác định các quy trình lỗ thời và truyền đạt giải pháp cho các nhà cung cấp hậu cần bên thứ ba.
Ngoài ra, nhiệm vụ quản lý cung ứng thể hiện ở việc thực hiện báo cáo hàng tuần, hàng ngày, hàng tháng tới các bên liên quan. Thông tin chi tiết về hoạt động cung ứng hiện tại tới giám đốc cung ứng và ban giám đốc doanh nghiệp.
Sự quản lý
Công tác quản lý chuỗi cung ứng thúc đấy quá trình phát triển, thực hiện triển khai các giải pháp kho bãi, phân phối cũng như hậu cần. Họ thực hiện các chi phí lao động, năng suất lao động, độ chính xác dữ liệu,...
Công tác đo lường, báo cáo hoạt động của phòng ban cũng được thực hiện đồng thời. Họ cần xây dựng và duy trì các hướng dẫn làm việc an toàn và các quy trình vận hành tiêu chuẩn. Các nhà quản lý chuỗi cung ứng thiết lập và điều chỉnh các quy trình làm việc để đáp ứng nhu cầu của kho, lịch sản xuất,... Đồng thời, thực hiện các chiến lược cải thiện chất lượng dịch vụ, hiệu suất thiết bị cũng như giao tiếp liên ngành.
Các nhà cung ứng thường được dự kiến cần cải thiện hoạt động khi bãi thông qua việc sử dụng dữ liệu kho để cải thiện chất lượng. Công tác của nhà lãnh đạo được thể hiện sâu sắc qua việc giám sát nhân sự hoàn thiện các yêu cầu trên.
Nguồn ảnh: Internet