AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhjkW-WmZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Những cụm từ “sống để bụng, chết mang theo” cũng không được nói với sếp

Answer1 hZWZmZhimm-WlJiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUm5qViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
thu thao's picture
1465533903

Trung thực là “chính sách” tốt nhất tại nơi làm việc - tuy nhiên trong một số trường hợp chính bạn phải phá vỡ nguyên tắc đó. "Điều quan trọng là phải thận trọng với những gì bạn nói với sếp của bạn, thậm chí cả những câu nói lỡ lời nhỏ cũng có thể khiến phá vỡ sự nghiệp của bạn," Ryan Kahn, một huấn luyện viên chuyên nghiệp, người sáng lập của The Hired Group, và là tác giả của "Hired! The Guide for the Recent Grad- “"Có những điều hiển nhiên phải giữ trong lòng và không nói với sếp của bạn."

Lynn Taylor, chuyên gia về môi trường làm việc quốc gia và là tác giả của "Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job” cũng đồng ý với quan điểm này. Cách hành xử và lời nói khéo léo với sếp cũng là một nghệ thuật trong cách quản lý nhân viên hiệu quả. Ngoài những cụm từ thô tục hay lăng mạ là điều hiển nhiên không được nói với sếp thì những cụm từ dưới đây bạn cũng nên tránh hoàn toàn.

 

 

 1/ “Sếp sai rồi”

"Công khai chỉ trích hoặc chỉ ra sai lầm của sếp là một cách chắc chắn bạn sẽ được mời ra khỏi cuộc họp và trong tương lai là rời bỏ vị trí làm việc của mình" Rosalinda Oropeza Randall, là chuyên gia và là tác giả của "Don't Burp in the Boardroom. "

Trong cách quản lý nhân viên hiệu quả, nếu bạn cảm thấy sếp đã mắc lỗi, cũng có những cách tốt hơn để giải quyết vấn đề này. Bạn có thể nói, "Tôi đã xem xét một vài thông tin về vấn đề này, nhưng tôi thấy có chỗ này ..." Điều này nhắc nhở sếp cần xem lại và sửa lại thông tin khi cần thiết. Bạn nên dùng giọng điệu lạc quan, thân mật và mang tính góp ý.

2/ “'Tôi không thể”

"Tôi không thể" cho thấy bạn là người thiếu tự tin và sẵn lòng để mất cơ hội. Câu nói này chắc chắn sẽ không được lòng cấp trên của bạn.

3/ "Đó không phải là công việc của tôi”

Trong cách quản lý nhân viên hiệu quả, câu nói này cho thấy bạn là người thiếu trách nhiệm và chỉ ích ký quan tâm đến bản thân. Không chỉ mất điểm trong mắt cấp trên mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những đồng nghiệp khác.

4/ “Không!”

Nếu được sếp giao nhiệm vụ nào đó mà bạn không thể hoàn thành, hãy đưa ra một lý do hợp lý thay vì chỉ một từ “không!”.

5/ “Tôi không biết”

Chắc chắn bạn không thể biết câu trả lời cho mọi câu hỏi, nhưng tốt nhất thay vì cái nhún vai và “tôi không biết” thì bạn nên hứa rằng bạn sẽ tìm hiểu về nó để có câu trả lời cho sếp của mình. Trong cách quản lý nhân viên hiệu quả, sếp luôn cần sự hỗ trợ từ những đồng nghiệp trung thành và luôn sẵn lòng làm việc hết khả năng.

6/ “Tôi sẽ thử”

Một số người nghĩ rằng đây là một phản ứng có thể chấp nhận. Nhưng trong mắt sếp của bạn thì không, họ nghĩ rằng “sự cố gắng” chưa phải là khả năng tốt nhất của bạn khi làm việc, họ cũng sẽ cảm thấy không chắc chắn và không đủ tự tin để giao cho bạn những dự khác sau này.

7/ “Tôi không được trả đủ tiền để làm việc đó”

Điều này cũng tương tự như câu "đó không phải là công việc của tôi."

Có lẽ bạn đang có dụng ý rằng bạn xứng đáng được tăng lương, tuy nhiên cách nói nói này không phù hợp và không chuyên nghiệp

8/ “Làm công việc này tôi có lợi gì?”

Đôi khi trong cách quản lý nhân viên hiệu quả, công việc của bạn cần phải giúp đỡ đồng nghiệp và các bộ phận khác. Nếu bạn chỉ mãi đi tìm kiếm lợi ích cho riêng bản thân thì chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ nhận lại được sự hài lòng của mọi người xung quanh, đây cũng là nguyên nhân khiến bạn không thể hòa nhập được với làm việc nhóm.

Việc giúp đỡ mọi người cũng là cách để bạn học hỏi những công việc khác nhau,gắn kết mối quan hệ giữa bạn và sếp cũng như đồng nghiệp khác thêm gần gùi hơn.

9/ "Đó không phải là những gì tôi được nghe”

Trong quá trình làm việc, bạn chắc chắn sẽ gặp những tin đồn và phỏng đoán về điều gì đó, nhưng khi trình bày với sếp, sếp bạn lại nói ngược lại. “Đó không phải là những gì tôi được nghe”, khi nói điều này, chẳng khác nào bạn đang chứng tỏ với sếp mình là người thiếu chuyên nghiệp trong công việc, bạn không chỉ không tìm hiểu thực tế, không nghiên cứ kỹ lưỡng mà chỉ dựa vào những phỏng đoán và lắng nghe từ bên ngoài mà làm việc.

10/ “Tôi xin lỗi, nhưng …”

Cách quản lý nhân viên hiệu quả, nếu bạn muốn xin lỗi vì việc làm gì của mình thì bạn nên thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm bằng 1 câu xin lỗi và 1 câu trình bày lý dó, nếu được hãy đưa ra luôn phương án giải quyết. Đừng kèm sau đó là một lời bạo biện cho sai lầm của mình.

11/ 'Vâng, tôi đã làm tốt nhất có thể'

Nếu bạn gây ra một sai lầm và đó là tốt nhất của bạn, thì chắc chắn sếp không đánh giá cao khả năng của bạn. Không có gì gọi là tốt nhất, chỉ có cố gắng và cố gắng làm tốt hơn nữa.

12/ 'Tôi sẽ ra đi'

Đừng đe dọa rời khỏi công ty nếu chỉ vì một bất bình gì đó. Đó là cách thể hiện tính không chuyên nghiệp trong công việc và có khi lỡ “xui” là họ cũng cho bạn đi máy bay luôn.

13/ “Tại công việc trước, chúng tôi đã thực hiện nó theo cách này”

Mỗi công ty đều có văn hóa riêng, bạn không thể áp dụng cách này giữa công ty này và công ty kia, không những thế sếp của bạn cũng không hài lòng với cách làm việc “lười biếng” này, thay vì nỗ lực tìm ra nhiều phương án mới. Điều này tương tự, bạn đem quần áo của người yêu cũ và tặng nó cho người yêu mới, vậy bạn nghĩ họ có hài lòng không?

14/ "Nó thực sự không phải là lỗi của tôi; đó là lỗi của ….”

Trong cách quản lý nhân viên hiệu quả, trò chơi đổ lỗi là một con đường nguy hiểm vì bạn rất dễ trở thành người đáng ghét trong mắt sếp lẫn đồng nghiệp. Nếu bạn là người vô tội thì hãy đưa ra lời giải thích tại sao chứ đừng lôi kéo những người khác phải cùng bạn chịu trách nhiệm. Còn nếu thực sự là chính bạn thì bạn nên thẳng thắn thừa nhận.

15/ “Tôi không thể làm việc với anh / cô ấy”

Không hòa đồng hay “bo xì” bạn cùng lớp là điểu dễ thấy ở trường tiểu học, nhưng đây lại là việc không chấp nhận được tại nơi làm việc. Trong cách quản lý nhân viên hiệu quả, sự thiếu hợp tác trong công việc cho thấy bạn là người vì lợi ích bản thân mà để ảnh hưởng đến kết quả của công việc.

Answer1 hZWZmZhimm-WlJiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUm5qViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Nhu Vi's picture
    Nhu Vi
    1465716981

    Dù sao họ là Sếp mình , chúng ta phải tôn trọng họ tuyệt đối .

      hZWZmZhimm-WlJiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJ2XlYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZhimm-WlJiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeab5WFneDh
    hZWZmZhimm-WlJiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpidmpOIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZvcJdsbVVvtrI.

Pages

hZWZmZhjkW-WmZOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...