AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZtkkmycl5mExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Những điều cần lưu ý khi xây dựng nội quy công ty và mẫu nội quy công ty mới nhất

Answer hZWZmZtkkmycl5mExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eYm5WSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Minh Nguyễn's picture
1636368837

Mỗi công ty thường đặt ra những quy định riêng dành cho nhân viên của mình, được nêu tại nội quy công ty. Tuy nhiên, nội quy này không hoàn toàn theo ý chí của người sử dụng lao động mà cần đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

1/ Nội quy công ty là gì?

Nội quy công ty hay cũng chính là nội quy lao động, đây là văn bản do người sử dụng lao động ban hành quy định việc tuân theo thời gian, công nghệ, trật tự trong đơn vị lao động và sự điều hành công việc của người sử dụng lao động, đồng thời quy định các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý tương ứng và quy định về trách nhiệm vật chất.

Nội quy công ty sẽ giúp người lao động biết rõ những điều mà mình cần tuân thủ, những điều bị cấm hoặc hạn chế thực hiện. Đồng thời cũng là cơ sở để người sử dụng lao động thiết lập kỷ luật lao động, làm căn cứ để công ty xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm nội quy. 

2/ Ai là người có thẩm quyền ban hành nội quy công ty?

Khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ:

1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

Theo đó, nội quy công ty sẽ do người sử dụng lao động ban hành. Cũng theo Điều luật này, mọi công ty dù là sử dụng ít hay nhiều người lao động thì đều phải ban hành nội quy.

Tuy nhiên, trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy công ty, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có). Nội quy này cũng phải được thông báo đến người lao động và được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

3/ Nội quy công ty bắt buộc phải có những nội dung gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, nội quy công ty không được trái pháp luật về lao động và quy định liên quan. Đồng thời phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trật tự tại nơi làm việc;

– An toàn, vệ sinh lao động;

– Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

– Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

– Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý;

– Trách nhiệm vật chất;

– Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Ngoài các nội dung này, người sử dụng lao động có thể bổ sung các nội dung khác, miễn là pháp luật không cấm.

4/ Nội quy công ty có bắt buộc phải đăng ký?

Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động năm 2019 ghi nhận:

1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

Theo quy định này, công ty sử dụng từ 10 người lao động trở lên bắt buộc phải đăng ký nội quy với cơ quan chuyên môn về lao động.

Còn nếu có dưới 10 người lao động, công ty vẫn phải ban hành nội quy lao động nhưng không bắt buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

nội quy công ty

Mẫu nội quy công ty mới nhất

I. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Mục 1. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi.

Điều 1: Biểu thời gian làm việc trong ngày:

  • Từ thứ Hai đến trưa thứ Bảy.
  • Số ngày làm việc trong tuần: 5.5 ngày.
  • Thời điểm bắt đầu làm việc trong ngày: 8h sáng
  • Số giờ làm việc trong ngày: 8 tiếng.
  • Thời gian nghỉ ngơi trong ngày: 11h30’ – 12h30’
  • Thời điểm kết thúc làm việc trong ngày trong nội quy công ty là: 5h chiều.

Điều 2: Ngày nghỉ hằng tuần:

Chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật.

Điều 3: Ngày nghỉ người lao động được hưởng nguyên lương:

1. Nghỉ lễ, tết hàng năm: Theo điều ….. của Bộ luật Lao động năm…… quy định:

  • Tết Dương Lịch: Một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).
  • Ngày Quốc khánh: Một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).
  • Ngày Quốc tế lao động: Một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).
  • Tết Âm lịch: Bốn ngày (một ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch).
  • Ngày chiến thắng: Một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

2. Nghỉ phép hàng năm:

  • Người lao động sẽ có thêm một ngày phép năm hưởng nguyên lương cho mỗi 5 (năm) năm làm việc (dựa theo điều ……)
  • Nếu thời gian làm việc dưới 12 tháng thì số ngày phép năm được tính theo tỉ lệ tương ứng với số tháng làm việc. (dựa theo Khoản …… điều ……)
  • Cụ thể như sau: Nếu tháng 1 nhân viên có một ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương mà không sử dụng thì có thể cộng dồn vào tháng 2. Đến tháng 2 có nhu cấu sử dụng thì có thể sử dụng cả 2 ngày phép. Nhân viên cũng có thể sử dụng một lần phép năm nếu không ảnh hưởng đến công việc.
  • Theo nội quy công ty, người lao động có 12 tháng làm việc tại Công ty thì được nghỉ 12 ngày phép năm hưởng nguyên lương. Mỗi tháng người lao động được nghỉ một ngày phép, nếu không nghỉ thì ngày phép đó sẽ cộng dồn vào những tháng sau. (dựa theo điều …….).

QUY ĐỊNH CÁCH GIẢI QUYẾT SỐ NGÀY PHÉP CHƯA NGHỈ HẾT TRONG NĂM:

  • Nếu do yêu cầu công việc, người lao động không thể nghỉ phép, Công ty sẽ thanh toán tiền lương những ngày phép đó bằng 300% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
  • Khi thôi việc nếu người lao động chưa nghỉ hết phép năm của mình thì được thanh toán tiền lương của những ngày phép chưa nghỉ bằng 100% tiền lương công việc đang làm.
  • Trường hợp ngày nghỉ phép năm vẫn còn (người lao động chưa sử dụng hết) thì những ngày nghỉ này sẽ được chuyển sang cho năm kế tiếp. Tuy nhiên người lao động phải nghỉ hết ngày phép của mình trước Quý II của năm sau, tức là trước ngày 30 tháng 6 năm sau.

Điều 4: Nghỉ việc riêng có lương

Theo nội quy công ty, người lao động sẽ có quyền nghỉ và hưởng đầy đủ lương như những ngày đi làm trong các trường hợp sau:

  • Con lập gia đình: được nghỉ 1 ngày.
  • Người lao động là chồng có vợ sinh con lần 1 và 2: được nghỉ 2 ngày.
  • Bản thân kết hôn: được nghỉ 5 ngày.
  • Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, hoặc vợ, chồng, con chết: đuợc nghỉ 3 ngày.

Điều 5: Ngày nghỉ bệnh:

Nếu người lao động bị bệnh thì người thân của người lao động phải thông báo cho Công ty biết trong thời gian sớm nhất.

  • Trường hợp nghỉ nhiều ngày liên tiếp thì sau khi nghỉ bệnh người lao động phải nộp đơn xin nghỉ bệnh cùng với giấy xác nhận của Bác sĩ, nếu không sẽ bị khấu trừ vào ngày phép năm.
  • Trong thời gian nghỉ bệnh theo giấy của Bác sĩ, người lao động được hưởng chế độ theo quy định của luật Bảo Hiểm Xã Hội.

Thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau như sau: (dựa theo điều……, nghị định số…../…../CP)

  • 30 ngày trong một năm nếu đã đóng Bảo hiểm Xã hội dưới 15 năm.
  • 50 ngày trong một năm nếu đã đóng Bảo hiểm Xã hội từ 30 năm trở lên.
  • 40 ngày trong một năm nếu đã đóng Bảo hiểm Xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm.

Điều 6: Những quy định đối với lao động nữ:

Để bảo đảm cho người phụ nữ được bình đẳng về mọi mặt, những quy định trong nội quy công ty đối với người lao động nữ sẽ tuân thủ theo các điều …, …., … của Bộ Luật động Việt Nam như sau:

  • Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ 4 (bốn) đến 6 (sáu) tháng do Chính phủ quy định tùy theo điếu kiện lao động, tính chất công việc. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi , cứ mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 30 ngày.
  • Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy định theo điều ……..của Bộ luật Lao động này.
  • Khi nộp đơn xin nghỉ thai sản, người lao động phải đính kèm các giấy xác nhận của Bác sĩ. Hết thời gian nghỉ thai sản quy định trên, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
  • Người sử dụng lao động bảo đảm chỗ làm việc cho người lao động sau khi kết thúc thời gian nghỉ sanh nếu trước đó vẫn giữ đúng các điều khoản trong HĐLĐ và tuân thủ đúng nội quy công ty.

Điều 7: Nghỉ việc riêng không lương:

  • Quy định người lao động có thề xin nghỉ không lương tối đa: 14 ngày trong năm.
  • Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ không hưởng lương, tuy nhiên chỉ trong trường hợp có lý do thật sự chính đáng.

Điều 8: Thủ tục xin nghỉ và thẩm quyền cho phép người lao động nghỉ trong các trường hợp trên:

  • Theo mẫu nội quy công ty , xin nghỉ trong ngày, người lao động có thề thông báo bằng điện thoại cho cấp trên của mình trước 10h sáng hôm đó.
  • Người nào muốn nghỉ phép năm thì phải làm đơn và được sự chấp thuận của cấp trên. Trong các trường hợp nghỉ từ 5 (năm) ngày trở lên thì phải làm đơn xin phép trước 2 tuần lễ.

NHỮNG LƯU Ý KHÁC

  • Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng tứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc thêm giờ hoặc làm việc ban đêm và đi công tác xa.
  • Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được 2 tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm sớm không có hại cho sức khỏe và phải báo cho người lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn có thể tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
  • Người lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương.

Mục 2. Trật tự trong doanh nghiệp:

Điều 9: Thủ tục vào ra Công ty trong và ngoài giờ làm việc:

  • Không gây mất trật tự trong giờ làm việc.
  • Không được ra vào công ty ngoài giờ làm việc và các ngày nghỉ nếu không có sự chấp thuận của cấp trên.
  • Trong giờ làm việc, người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc theo quy định tại nội quy công ty, không được làm bất cứ công việc riêng nào ngoài công việc được giao.
  • Không được vắng mặt tại Công ty nếu không có lý do chính đáng và phải thông báo cho cấp trên biết mỗi khi ra ngoài công tác.

Điều 10: Quy định về tác phong, trang phục, thái độ làm việc nơi công sở:

  • Tất cả mọi người phải có phong thái trang nhã và trang phục thích hợp với môi trường làm việc văn phòng.
  • Người lao động phải có thái độ tích cực, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Điều 11: Quy định việc tiếp khách trong doanh nghiệp:

  • Không giao tiếp bằng văn bản hoặc nói chuyện trong Công ty hay giao tiếp với những người bên ngoài Công ty với những nội dung có thể công kích nhau.
  • Theo quy định của nội quy công ty, người lao động không được phép dùng máy tính của Công ty để chuyển hoặc nhận những văn bản, hình ảnh mang tính kỳ thị tôn giáo, dân tộc hoặc bất kỳ nội dung nào có ý quấy rối hay lăng mạ người khác.

Điều 12: Những quy định khác:1. RƯỢU VÀ CÁC CHẤT KÍCH THÍCH

  • Để tỏ ra có tinh thần trách nhiệm đối với người lao động và khách hàng, Công ty phải duy trì một môi trường trong lành và khỏe mạnh.
  • Công ty ngăn cấm hoàn toàn việc sản xuất, phân phối hoặc sử dụng các chất cồn và thuốc lá bất hợp pháp trong công việc.
  • Người lao động có biểu hiện bị tác động của cồn hoặc các loại thuốc bất hợp pháp sẽ không được cho làm việc và phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy công ty.

2. ĐÁNH BẠC

Theo nguyên tắc của Công ty, bài bạc sẽ không được cho phép dưới bất kỳ hình thức nào và bất cứ người lao động nào tham gia vào các hoạt động đánh bạc sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật.

3. THÔNG TIN CÁ NHÂN:

  • Một người lao động có thể được phép xem tài liệu của mình khi có sự hiện diện của cấp trên hoặc Giám Đốc.
  • Các thông tin liên quan đến trình độ và việc làm của mỗi người lao động với công ty sẽ được lưu trữ bởi Ban Giám Đốc Công ty.
  • Cấp trên có thể mượn tài liệu cá nhân khi có lý do chính đáng và các tài liệu cấp dưới quyền hay những người có liên quan tới bộ phận của họ. Cấp trên phải bảo đảm là không có người khác sử dụng các tài liệu này.
  • Các thông tin cá nhân sẽ được giữ kín hoàn toàn và chỉ được truy xuất bởi các giới chức có thẩm quyền và người lao động của Công ty.
  • Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào người lao động cũng không được phép nộp các tài liệu của họ mà bằng cách đó cho phép họ có thể thay đổi thông tin và văn bản.

Mục 3. An toàn lao động – Vệ sinh lao động ở nơi làm việc

Điều 13: An toàn lao động:

  • Tất cả mọi người phải nghiêm túc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về an toàn lao động.
  • Người lao động có bệnh được phép đề nghị xin nghỉ để bảo đảm an toàn cho người lao động đó cũng như những người khác.
  • Lãnh đạo có trách nhiệm bảo đảm thực hiện trang bị bảo hiểm lao động theo quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường.
  • Người lao động có quyền từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa tính mạng hoặc sức khỏe của bản thân hoặc cho những người khác cho đến khi sự cố được khắc phục.

Điều 14: Trách nhiệm của người sử dụng lao động:

  • Nêu rõ trong nội quy công ty rằng Công ty phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động.
  • Công ty phải bảo đảm vệ sinh trong môi trường làm việc và an toàn cho người lao động, bảo đảm sức khỏe cho người lao động.

Điều 15: Vệ sinh lao động:

  • Người lao động phải chịu trách nhiệm giữ các thiết bị điện tại chỗ làm việc sạch sẽ theo quy định của nội quy công ty
  • Người lao động phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng, vệ sinh các thiết bị điện tại chỗ làm việc.
  • Trước khi rời khỏi chỗ làm, người lao động phải vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra thiết bị điện, nước tại chỗ. Bảo đảm các thiết bị đã được tắt, khóa cẩn thận.

Phòng cháy chữa cháy:

  • Người lao động phải triệt để chấp hành những quy định, quy chế về phòng cháy chữa cháy.
  • Không được mang những vật dễ cháy nỗ vào Công ty và đặc biệt nghiêm cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc.

Mục 4. Bảo vệ tài sản và bí mật Công nghệ kinh doanh của Doanh nghiệp

Điếu 16: Giữ bí mật công nghệ, kinh doanh:

  • Ngăn ngừa việc cố ý hay không cố ý tiết lộ các thông tin về quyền sở hữu và thông tin bí mật bằng cách giảm tối thiểu rủi ro, người lao động không có thẩm quyền truy xuất vào các thông tin này
  • Ví dụ về các thông tin thuộc quyền sỡ hữu và thông tin bí mật bao gồm nhưng không giới hạn, kế hoạch kinh doanh, quá trình kinh doanh, thông tin người lao động, danh sách khách hàng, các thông tin không được công bố trong quá trình thuê mướn người lao động, các thông tin về khách hàng, kỹ thuật cũng như các hệ thống bao gồm các chương trình của Công ty.
  • Trong khi đang làm việc cho Công ty, người lao động không được phép tiết lộ hoặc yêu cầu tiết lộ các thông tin bí mật thuộc quyền sỡ hữu của Công ty về khách hàng hoặc nhà cung cấp cho những người không có quyền hạn hoặc bất cứ ai ngoại trừ những người được khách hàng cho phép hay cơ quan pháp luật.

Điều 17: Bảo vệ tài sản:

  • Nếu làm thất thoát, hư hỏng thì phải bồi thường theo quy định của bảng nội quy công ty
  • Người lao động trong Công ty phải trung thực, thật thà, có trách nhiệm bảo vệ tài sản Công ty.
  • Người lao động không được phép mang những dụng cụ, máy móc, văn bản và bất kỳ tài sản nào của Công ty ra khỏi văn phòng nếu không có sự đồng ý của cấp trên.

QUY ĐỊNH BỔ SUNG TRONG NỘI QUY CÔNG TY

  • Bảo mật thông tin khách hàng được quy định rõ trong nội quy công ty, là ưu tiên hàng đầu của mọi người trong Công ty.
  • Công ty có những nguyên tắc riêng đảm bảo với khách hàng và xử lý các định nghĩa, tài liệu, giám sát, và quản lý an toàn các tài sản thông tin này. Tất cả người lao động có trách nhiệm hiểu rõ và tuân thủ các nguyên tắc cũng như cách xử lý này.
  • Mọi người phải bảo vệ, tùy thuộc vào mức độ an toàn nghiêm ngặt, các thông tin cần được bảo mật mà khách hàng cung cấp cho họ.
  • Việc ra vào vùng làm việc và truy xuất máy tính phải được điều khiển hợp lý. Người lao động không được phép thảo luận về các vấn đề nhạy cảm hoặc các thông tin mật ở nơi công cộng như thang máy, nhà vệ sinh, hành lang, nhà hàng, và trên phương tiện di chuyển công cộng.

II. HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1. Các hành vi vi phạm nội quy công ty:

  • Có hành vi trộm, tham ô và phá hoại công ty.
  • Vi phạm nội quy công ty về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
  • Vi phạm nội quy về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của Công ty.
  • Không chấp hành mệnh lệnh điều hành công việc của người sử dụng lao động, nếu mệnh lệnh này đúng và không ảnh hưởng cho doanh nghiệp hay bất kỳ cá nhân nào về tài sản và tính mạng.
  • Vi phạm quy định về bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ của Công ty.

2. Trình tự xử lý kỷ luật lao động:

A. NGUYÊN TẮC

Căn cứ theo điều …… Nghị định……/…./CP ban hành ngày …../…../……..

  • Cấm xử lý kỷ luật vì lý do tham gia đình công.
  • Cấm dùng hình thức phạt tiền thay việc xử lý lao động.
  • Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy công ty trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình.
  • Cấm mọi hành vi xúc phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động.
  • Mỗi hành vi vi phạm nội quy lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật tương ứng. Khi người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

B. TRÌNH TỰ XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG:

Trước khi người sử dụng lao động quyết định kỷ luật lao động bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với người vi phạm phải tuân theo các quy định tại nội quy công ty như sau:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động bằng các chứng cứ hoặc người làm chứng.
  • Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa.
  • Nếu đương sự vẫn vắng mặt sau 03 lần thông báo bằng văn bản (mỗi lần cách nhau 10 ngày), thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định lỷ luật cho đương sự biết.

Phải có sự tham gia của những đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, trừ trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách bằng miệng.

Trong khi xử lý lỷ luật phải lập thành biên bản, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Họ tên, chức vụ của những người có mặt
  • Ngày, tháng, năm , địa điểm xử lý vi phạm kỷ luật.
  • Hành vi vi phạm kỷ luật lao động, mức độ vi phạm, mức độ thiệt hại gây ra cho công ty (nếu có).

C. THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG:

  • Đối với trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật lao động phải ra quyết định bằng văn bản thì ghi rõ thời hạn kỷ luật. (Trừ hình thức khiển trách bằng miệng)
  • Giám đốc là người có thẩm quyển xử lý kỷ luật lao động. Khi Giám Đốc đi vắng sẽ ủy quyền cho Phó Giám Đốc (có giấy ủy quyền) có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
  • Đối với trường hợp sa thải, phải có quyết định kỷ luật và gởi biên bản xử lý kỷ luật đến Sở Lao động thương binh và xã hội trong thời hạn 10 ngày kể từ khi ra quyết định sa thải.

3. Hình thức xử lý:

A. HÌNH THỨC KHIỂN TRÁCH BẰNG MIỆNG:

Đối với các trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật lần đầu, nhưng không gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các vi phạm kỷ luật sau sẽ được khiển trách bằng miệng:

  • Gây mất trật tự trong giờ làm việc.
  • Nghỉ việc không lý do 2 ngày cộng dồn trong một tháng
  • Đi trễ về sớm hơn giờ làm việc quy định 7 lần trong một tháng
  • Có thái độ khiếm nhã đối với khách hàng, cấp trên và đồng nghiệp.
  • Không tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động đã quy định ở Điều …..,…..,…..trong Bảng nội quy công ty.
  • Phong thái và trang phục không thích hợp với công việc cũng như nơi làm việc.
  • Ra khỏi công ty trong giờ làm việc 5 lần trong một tháng mà không có sự đồng ý của lãnh đạo, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp và lý do chính đáng.

B. HÌNH THỨC KHIỂN TRÁCH BẰNG VĂN BẢN:

Nếu vi phạm các lỗi nêu trên lần thứ hai trong vòng 1 tháng hoặc vi phạm lần đầu (mức độ nặng) các hình thức vi phạm sau:

  • Sử dụng danh nghĩa Công ty cho việc riêng.
  • Không chấp hành mệnh lệnh của người sử dụng lao động.
  • Vi phạm điều…, … , … đã quy định trong mẫu nội quy công ty.
  • Cản trở giao dịch giữa công ty và khách hàng, và ngược lại.
  • Đồng phạm, che dấu các hành vi vi phạm quy định của Công ty.
  • Gây gổ hoặc đánh nhau với người khác trong giờ làm việc hoặc tại nơi làm việc.
  • Giả mạo chứng nhận của Bác sĩ hoặc những giấy tờ khác để lừa dối công ty.
  • Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao nhưng không có lý do chính đáng.

C. HÌNH THỨC KÉO DÀI THỜI HẠN NÂNG LƯƠNG

Không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công tác khác có mức lương thấp hơn, trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức: sẽ được áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà vẫn tái phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách.

D. HÌNH THỨC SA THẢI:

  • Người lao động có hành vi trộm cấp, tham ô, tiết lộ những bí mật công nghệ kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Công ty…
  • Người lao động tự ý bỏ việc từ 5 ngày cộng dồn trong một tháng và 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không được sự đồng ý của Giám Đốc hoặc không có lý do chính đáng.
  • Sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy công ty, đồng thời kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà vẫn tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lỷ luật cách chức mà tái phạm.

E. HÌNH THỨC TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG:

  • Nếu có lỗi mà không bị xử lý kỷ luật theo mẫu nội quy công ty, người lao động cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.
  • Nếu người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động sẽ phải trả đủ tiền lương và phụ cấp lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc.
  • Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 3 tháng. Trong thời gian đó người lao động sẽ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
  • Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc.
  • Đối với những vi phạm mang tính chất phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, Giám đốc công ty có quyền đình chỉ tạm thời công tác của người lao động.

 

III. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT:

  • Đối với trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.
  • Đối với những trường hợp vi phạm nội quy công ty lao động lần đầu tiên gây ra hậu quả không đáng kể (dưới 5 triệu đồng), thì tùy theo nguyên nhân dẫn đến sai phạm mà công ty có mức phạt cụ thể, nhưng không vượt quá giá trị phần tài sản bị thiệt hại.
  • Phương thức bồi thường thiệt hại: sẽ trừ dần vào lương hàng tháng của người lao động, mỗi lần trừ không vượt quá 30% lương tháng đó. Nếu trong thời hạn bồi thường mà người lao động có thái độ tích cực, khắc phục hậu quả do mình gây ra thì Công ty sẽ xem xét lại mức bồi thường.
  • Đối với trường hợp vi phạm nội quy lao động gây ra hậu quả nghiêm trọng, vượt quá khung quy định nêu trên, thì ngoài việc người lao động phải bồi thường ngay cho Công ty, mà còn có thể bị truy tố về trách nhiệm hình sự.
  • Đồi với những trường hợp người lao động vi phạm nội quy lao động, gây ra thiệt hại về tài sản của công ty có giá trị tương đồi lớn (hơn 5 triệu đồng), ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty sẽ lập biên bản; căn cứ vào mức độ, giá trị bị thiệt hại, người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường cho công ty một cách thỏa đáng.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

  • Nội quy công ty làm cơ sở để Công ty quản lý nhân viên, điều hành sản xuất kinh doanh và xử lý các trường hợp vi phạm về kỷ luật lao động của doanh nghiệp.
  • Nội quy được phổ biến đến từng người lao động, mọi nhân viên có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh nội quy này. Đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến sản xuất kinh doanh, an ninh trật tự của doanh nghiệp.
  • Các đơn vị thành phần, tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất – kinh doanh của đơn vị, cụ thể hóa nội quy lao động cho phù hợp với thực tế, nhưng không được trái với Nội quy lao động của doanh nghiệp và pháp luật lao động cũng như pháp luật khác có liên quan của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

………………, ngày …… tháng …. năm …….

Tổng Giám Đốc

 

Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

Nguồn: https://emsc.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-xay-dung-noi-quy-cong-ty-va-mau...

Answer hZWZmZtkkmycl5mExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eYm5WSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZtkkmycl5mExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...