Sự nguy hiểm và rủi ro được đánh giá thế nào khi chuỗi vỡ nợ (tín dụng đen càn quét) khắp châu á!
Sự phát triển lĩnh vực ngân hàng và tín dụng quá nóng trong vài năm của châu á lại bị chặn lại bởi bức tường thắt chặt tín dụng và giảm mục tiêu tăng trưởng, cùng với làm sóng lạm phát đã làm các vụ tín dụng đen bùng nổ và vỡ nợ cho vay xảy ra. Điều này sẽ ảnh hưỏng như thế nào cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội!
Pages
- Hoa Dang Ngoc PMP®1320032777
Mình chỉ xin trao đổi về lĩnh vực này ở Việt Nam thôi, ở nơi khác mình không chắc có loại hình "tín dụng đen kiểu việt nam" không nên tạm gác đó.
Những vụ vỡ nợ này không những để lại hậu quả về tài chính mà về xã hội cũng hết sức năng nề. Nếu mọi người xem bản tin Tài Chính Kinh Doanh trên VTV1 những ngày gần đây về thảm cảnh vỡ nợ ở Phú Xuyên ( hà nội ), "cả một xã không khí u ám như đưa tang" sẽ thấy được sức tàn phá nặng nề của những vụ vỡ nợ kiểu tín dụng đen như thế nào. Người nọ vay người kia để đưa cho chủ mối, chỉ khổ những người nghèo, tiền bòn nhặt cả đời bỗng chốc biến mất không đòi lại được.
Điểm nhanh khoảng 3 tháng trở lại đây đã có trên dưới 10 vụ vỡ nợ quy mô lớn trên 100 tỷ vnd ở khắp các tỉnh từ Hà nội, HCM, Cần thơ, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương...
Với những khoản tiền lớn như vậy chắc chắn nguồn tiền không chỉ dừng lại trong dân mà ở một số ngân hàng cũng có thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu liên tục gia tăng trong những tháng gần đây.
Tính đến hết tháng 8/2011, tổng dư nợ toàn ngành, kể cả quy đổi ngoại tệ, ước đạt trên 2,3 triệu tỷ đồng, tăng trên 34 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 1,45% so với tháng trước và tăng 9,58% so với 31/12/2010. Trong đó nợ xấu toàn ngành ở mức trên 76 nghìn tỷ đồng và nếu xét về tốc độ tăng thì nợ xấu của tháng 8 vẫn tăng 0,07% so với tháng 7/2011. Điều đáng lo là từ đầu năm đến nay, nợ xấu liên tục tăng, nếu so với thời điểm tháng 8/2010 thì nợ xấu đã tăng từ mức 2,53% lên 3,21%.
Trong tổng số nợ xấu trên 76 nghìn tỷ đồng nói trên thì cơ cấu nợ nhóm 3 chiếm 30,18%, nhóm 4 chiếm 20,53% và nhóm 5 chiếm trên 49%. Theo quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thì nợ nhóm 5 là “nợ có khả năng mất vốn”.
Điều đó đồng nghĩa, các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất trắng khoảng 33 nghìn tỷ đồng. Mặc dù nếu so sánh với tổng dư nợ toàn hệ thống thì nợ nhóm 3 chiếm 0,97%, nhóm 4: 0,66%, nhóm 5 chiếm 1,58% và nợ xấu vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên, đáng lo là tỷ trọng nợ nhóm 5 lên tới 1,58% và chiếm một nửa số nợ không đủ tiêu chuẩn tương đương con số có khả năng mất trắng là trên 33 nghìn tỷ đồng.
Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra khi số tiền này mất trắng? Ai sẽ là người gánh chịu?
Cảm ơn anh vì câu hỏi rất mang tính thời sự này, rât mong các anh chị có kinh nghiệm khác cùng trao đổi thêm về vấn đề này.-
hZWZmZhhmXKak5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKVl52Vhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60.
- hZWZmZhhmXKak5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyIl2KabYae3-A.
-
More
hZWZmZhhmXKak5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHl5OdmISh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwY6BamGhrWqGysQ..