Tiết lộ chi tiết 10 câu hỏi phỏng vấn việc làm tiếng Trung
Nhận được email mời phỏng vấn việc làm tiếng Trung, bạn vui mừng nhưng lòng vẫn ca bài “hoang mang” chưa biết phải làm gì để chinh phục Giám đốc tuyển dụng?
Để tìm được lời giải đáp, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây về “cẩm nang” 10 câu hỏi phỏng vấn việc làm tiếng Trung mà chị Bùi Huyền - Phó nhóm tuyển dụng việc làm tiếng Trung các lĩnh vực (trợ lý, phiên dịch, nhân sự, sản xuất, Sales, QC,...) của HRchannels – Công ty Headhunter hàng đầu Việt Nam đã đúc kết sau 5 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí nhé.
1. Hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân?
Bạn hãy hít một hơi thật sâu bởi đây là câu hỏi khởi động. Các thông tin về tên tuổi, quê quán, trình độ học vấn nên được trình bày một cách rõ ràng.
Để bắt đầu cuộc phỏng vấn của mình một cách “xuôi chèo mát mái”, một nụ cười tươi sẽ giúp kéo gần khoảng cách giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Không khí thoải mái như một cuộc trò chuyện với Trưởng phòng nhân sự sẽ giúp bạn đưa ra các câu trả lời ấn tượng và khôn ngoan.
2. Bạn biết thông tin tuyển dụng của chúng tôi qua kênh nào?
Tưởng chừng như đó là một câu hỏi không liên quan nhưng đó là cách hiểu khác của câu hỏi “Vì sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?” hay “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”.
Theo ý kiến của chị Bùi Huyền, việc chia sẻ quá trình ứng tuyển vào doanh nghiệp sẽ giúp bạn chiếm trọn con tim của nhà tuyển dụng. Thậm chí, việc bạn khen ngợi các điểm ưu việt của sản phẩm công ty so với đối thủ cạnh tranh sẽ tặng thêm cho bạn một “ngôi sao hy vọng” về khả năng quan sát và tình yêu ban đầu với tổ chức.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi biết tin tuyển dụng của công ty qua trang web tuyển dụng và sau đó lên website và fanpage đọc các bài viết chia sẻ về tổ chức. Nhận thấy công ty là môi trường có thể học hỏi và phát triển bản thân, tôi đọc kỹ phần mô tả công việc và các offer mà công ty đề xuất. Sau khi cân nhắc kỹ về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc của mình tại công ty trước đây, tôi đã quyết định nộp đơn ứng tuyển”.
3. Bạn đã học tiếng Trung như thế nào?
Là một Headhunter cung cấp giải pháp nhân sự cấp cao cho các doanh nghiệp, chị Huyền cần tìm hiểu ứng viên là người gốc Hoa học xong chương trình Trung học phổ thông rồi đi làm hay là người Việt Nam học chứng chỉ tiếng Trung để tìm việc làm, đi du học hoặc đi xuất khẩu lao động.
Đồng hành cùng HRchannels trong suốt chặng đường 5 năm, chị Bùi Huyền đánh giá bằng cấp và khả năng tiếng Trung vô cùng quan trọng với kết quả đánh giá ứng viên bởi yêu cầu của một số công ty là ứng viên cần sở hữu chứng chỉ HSK sơ cấp/ trung cấp/ cao cấp (tương đương cấp từ 1 đến 6) hay đơn giản chỉ cần giao tiếp tốt tiếng Trung.
Bởi vậy, hãy đọc kỹ phần mô tả công việc để nắm rõ yêu của nhà tuyển dụng để ứng tuyển thành công bạn nhé.
4. Những khó khăn nào tại vị trí cũ khiến bạn bế tắc?
Câu hỏi này tiết lộ lý do vì sao ứng viên nghỉ việc ở công ty cũ cùng điểm yếu và động lực để ứng viên thay đổi công việc.
Mẹo gỡ rối:
Bạn cần tập trung thể hiện những nỗ lực trong việc giải quyết tình huống khó khăn đó như việc tìm kiếm nguyên nhân, tham khảo lời khuyên của bạn bè,... nhưng kết quả sau cùng vẫn chưa khả quan. Tuy nhiên, câu trả lời cần bày tỏ thái độ tích cực và mong muốn giải quyết vấn đề tại vị trí cũ.
“Tôi thừa nhận đã phải nhận quyết định sa thải tại vị trí X ở công ty Y bởi chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và chưa thực sự thích nghi được với văn hóa công ty. Tuy nhiên, tôi đã quyết định không bỏ cuộc và tiếp tục ứng tuyển vào vị trí X của công ty để học hỏi và hoàn thiện kinh nghiệm, thứ mà tôi chưa được đào tạo ở công ty trước”.
Chi Bùi Huyền - Phó nhóm việc làm tiếng Trung của HRchannels chia sẻ
5. Việc làm tiếng Trung có thể mang lại cho bạn những lợi ích nào?
Đây là câu hỏi gián tiếp hỏi về hiểu biết về thế mạnh của việc làm tiếng Trung và đam mê của bạn đối với việc làm yêu cầu tiếng Hoa đã chọn để ứng tuyển.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi chọn học ngành tiếng Trung hoàn toàn do đam mê của tôi và cũng thật may mắn khi việc làm tiếng Trung mang đến cho tôi cơ hội để chứng tỏ bản thân và theo đuổi đam mê trở thành chuyên viên kinh doanh. Tôi tin với trình độ tiếng Trung của mình sẽ giúp doanh nghiệp dành được nhiều hợp đồng có lợi và mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài.
6. Bạn ứng phó như thế nào khi làm việc với đồng nghiệp khó tính?
Ứng xử với đồng nghiệp cũng là một nghệ thuật tại nơi công sở.
Chia sẻ cùng HRchannels.com, xung đột với các đồng nghiệp cũng là một trong những lý do khiến các ứng viên nghỉ việc. Bởi vậy, khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn thử thách bạn có phải là người giỏi thích nghi với văn hóa công ty hay không.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi chưa từng làm việc với đồng nghiệp khó tính bởi chúng tôi đã hiểu tính cách và cá tính của nhau qua các cuộc trò chuyện hàng ngày. Vậy nên có bất cứ điều gì không thoải mái về nhau, chúng tôi sẽ thường thảo luận trực tiếp để đề xuất ra các giải pháp hay thậm chí với những lỗi nhỏ, chúng tôi thường “chín bỏ làm mười”. Tuy nhiên, tôi cũng là người giỏi thích nghi nên sẽ không quá sốc khi làm việc với một đồng nghiệp nhạy cảm. Tôi sẽ xem xét lại các hành vi của bản thân và xây dựng thiện cảm với cô ấy bằng những cuộc trò chuyện thường ngày. Tôi nghĩ việc mở lòng với đồng nghiệp cũng là một cách giúp tôi làm việc hiệu quả hơn, suy nghĩ tích cực và sáng tạo hơn”.
7. Bạn định nghĩa như thế nào về một môi trường làm việc lý tưởng?
Rõ ràng không có mẫu số chung cho câu trả lời của câu hỏi này. Môi trường làm việc lý tưởng của bạn sẽ phản ánh tính cách của bạn. Bên cạnh đó, mức độ hài lòng của ứng viên về văn hóa doanh nghiệp sẽ quyết định liệu rằng nhà tuyển dụng và ứng viên có thực sự “thuộc về nhau”.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi mong muốn làm việc trong một môi trường năng động và thân thiện. Nơi đó sẽ khiến 8 tiếng nơi công sở đầy ắp những tiếng cười và biến những áp lực thành động lực. Đó là nơi mọi câu hỏi của tôi về công việc đều được giải đáp và mọi cố gắng của tôi đều được sếp và đồng nghiệp ghi nhận”.
8. Bạn ứng phó như thế nào với những khách hàng khó tính?
Bất cứ ngành nghề nào thì khách hàng cũng luôn và sẽ luôn được ưu tiên hàng đầu.
Câu trả lời được ghi điểm mà chị Bùi Huyền đã gợi ý cho các độc giả của HRchannels là: “Tôi sẽ nỗ lực làm hài lòng khách hàng để gia tăng niềm tin của họ về thương hiệu của sản phẩm. Đối với những thắc mắc nằm ngoài kiến thức chuyên môn, tôi sẽ hỏi đồng nghiệp để hỗ trợ tối đa cho khách hàng”.
Ngoài ra, tinh thần làm việc của bạn sẽ được đánh giá cao trong câu trả lời sau: “Tôi xin lỗi về những bất tiện mà anh/ chị đang gặp phải. Chúng tôi xin tìm biện pháp khắc phục sự cố này trong thời gian sớm nhất. Nếu anh/ chị còn góp ý hay yêu cầu nào khác, xin vui lòng cho chúng tôi biết theo địa chỉ X/ số điện thoại Y để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!”
9. Ba từ đồng nghiệp thường nói về bạn là gì?
Đồng nghiệp là người thường xuyên tương tác cùng bạn trong công việc nên những cảm nhận của họ về bạn phản ánh một phần tính cách của bạn.
Tất nhiên những nhận xét đó có thể là cảm tính nhưng câu trả lời của họ phản ánh bạn có thực sự phù hợp với môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp hay không. Nếu họ không hài lòng về bạn thì tin buồn là bạn sẽ gặp khó khăn trong những công việc yêu cầu sự “song kiếm hợp bích” đó.
Bật mí câu trả lời:
“Đồng nghiệp thường biết tôi là một con người trách nhiệm, hòa đồng và bình tĩnh. Trước đây, tôi cũng được đồng nghiệp giúp đỡ gỡ rối những tình huống hóc búa nên đã tự hứa với mình trở thành một người suy nghĩ tích cực và hòa đồng để cùng nhau tạo dựng và phát triển hướng đi mới cho các dự án tuyệt vời của tổ chức”.
10. Hãy kể về một tình huống khó khăn và cách bạn đã giải quyết tình huống đó?
Trước đây, khi làm việc tại phòng Marketing của công ty X, tôi thường hay mất bình tĩnh khi không cán mốc KPI của ngày và bị sếp phàn nàn nhiều. Tuy nhiên, thật may mắn, người đồng nghiệp thường xuyên cùng tôi triển khai các dự án đã khuyên tôi nên trình bày những khó khăn với Trưởng phòng để tìm ra cách giải quyết. Sau khi trình bày nguyên nhân, Trưởng phòng xem xét lại mục tiêu của dự án và tạo cơ hội giúp tôi thay đổi.
Trên đây là 10 câu hỏi phỏng vấn việc làm tiếng Trung mà chị Bùi Huyền đã chia sẻ cùng HRchannels. Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn chuẩn bị cho phần phỏng vấn với tâm thái vững vàng và tự tin. Bên cạnh đó, hãy “khoe” trình độ tiếng Trung thông thạo của mình bằng cách luyện tập thành thạo các câu hỏi trên bằng tiếng Trung trước gương hoặc thu âm phần phỏng vấn của mình rồi cùng bạn bè chỉnh sửa bạn nhé.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp, xin hãy tham gia vào phần bình luận phía dưới bài viết nhé.
Nguồn ảnh: internet