AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZpil2qdm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Từ bỏ thói quen làm nhiều việc cùng lúc để giảm stress

Answer hZWZmZpil2qdm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aZm5iViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Tuan Nguyen's picture
1572942814

Stress công việc và các thiết bị công nghệ có thể khiến bạn làm nhiều việc cùng lúc từ khi nào không hay. Thực tế, máy móc có thể xử lý nhiều vấn đề cùng một thời điểm nhưng con người thì khó làm điều này mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Thời đại công nghệ với các thiết bị thông minh như smartphone khiến chúng ta khó lòng bỏ công việc lại văn phòng. Bạn thậm chí có thể làm việc 24/7 bằng smartphone nhờ các ứng dụng mạng xã hội và chức năng làm việc tương đương máy tính.

Bạn thường tập trung một việc duy nhất hay làm nhiều việc cùng lúc?

Thói quen làm nhiều việc cùng lúc

Các nhà nghiên cứu phát hiện phụ nữ làm nhiều việc cùng lúc tốt hơn đàn ông. Họ có thể trông con khi đang nấu ăn, vừa nghe điện thoại vừa trả lời email hay tranh thủ xử lý công việc lúc đang trên máy chạy bộ. Nhiều người còn tin rằng những người làm được nhiều việc cùng lúc mới năng động và giỏi giang.  Áp lực công việc càng lớn, bạn sẽ càng muốn làm nhiều việc cùng lúc để tăng năng suất. Thực tế, bạn có thể xử lý những công việc đơn giản ở cùng thời điểm nhưng sẽ gặp khó khăn đối với những nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung cao độ như lên kế hoạch, viết báo cáo, thuyết trình…  Bộ não của bạn không được cấu tạo để làm nhiều việc cùng lúc. Thay vào đó, bộ não sẽ hoạt động hoàn thành xong việc này rồi mới chuyển sang việc khác. Bạn sẽ có xu hướng tập trung vào công việc cấp bách hoặc thú vị hơn cho đến khi nhận ra mình đã bỏ bê công việc kia từ lúc nào không hay!  Bạn chẳng những giảm năng suất mà bạn còn có nguy cơ bị stress cao hơn khi làm nhiều việc cùng lúc.

Tác hại khi làm nhiều việc cùng lúc

Thói quen làm nhiều việc cùng lúc mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe và công việc hơn là tăng năng suất. Sau đây là 5 lý do tại sao bạn nên từ bỏ thói quen này. 

1. Bạn phí phạm thời gian

Bạn sẽ tốn thời gian khi gián đoạn bản thân để làm cùng một lúc nhiều việc. Mọi người có thể phí phạm khoảng 2.1 giờ/ngày để lấy lại sự tập trung khi chuyển giữa công việc này sang việc khác. 
Một số nghiên cứu còn cho thấy thói quen làm nhiều việc cùng lúc có thể làm giảm năng suất của bạn đến 40%. Điều này khiến bạn phí phạm khá nhiều thời gian cho một công việc thay vì thư giãn hay làm một việc khác. 
2. Bạn bỗng trở nên đãng trí
Một bộ não dễ bị phân tâm thường sẽ có chỉ số IQ thấp hơn bộ não tập trung cao độ. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy như mình có bộ não cá vàng vì suy giảm trí nhớ trầm trọng. Khi đó, bạn có thể làm việc chậm chạp và mắc phải nhiều sai lầm hơn. 
Bạn còn phải làm việc chăm chỉ hơn để sửa chữa các sai lầm. Thậm chí, bạn có thể bị stress công việc khi làm hỏng việc vì quên mất một chi tiết quan trọng. 
3. Chất lượng công việc không tốt
Nhiều người muốn làm nhiều việc cùng lúc vì thích cảm giác “hoàn thành công việc” đã đề ra. Trong khi đó, họ sẵn sàng bỏ qua yếu tố “chất lượng hoàn hảo” để nhanh chóng đạt mục tiêu. 
Đây là tâm lý phổ biến ở những người thích xử lý nhanh gọn mọi thứ xung quanh. Bạn nghĩ rằng thói quen này giúp mình đạt được mục tiêu nhưng điều này liệu có ý nghĩa khi chất lượng công việc không tốt như mong đợi? 

4. Bạn bị kiệt sức nơi công sở

Stress trong công việc có thể mang đến những rủi ro về sức khỏe như rối loạn tiền đình, hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh tim… Nếu tình trạng làm nhiều việc cùng lúc liên tục kéo dài thì bạn có có nguy cơ bị “hội chứng cháy sạch” nơi công sở. Đây là hội chứng chẳng những khiến bạn mất động lực làm việc mà còn bị kiệt sức cả về tinh thần và thể chất. 

5. Gia đình xảy ra xung đột

Khi làm nhiều việc cùng lúc, bạn sẽ có xu hướng mang công việc về nhà. Công việc đôi lúc cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến hai vợ chồng xung đột vì bị stress. Nếu có con nhỏ, bạn sẽ càng cảm thấy căng thẳng hơn khi phải vừa chăm sóc con lại vừa lo toan việc nhà. 
Thói quen mang việc lên giường ngủ còn là một dấu hiệu của người ích kỷ khi làm chuyện ấy. Lúc này đây, công việc thật sự đã biến thành “kỳ đà cản mũi” phá hoại cuộc yêu của bạn! 

Cách tập trung làm việc để giảm stress

Thói quen làm việc cùng lúc hoàn toàn có thể điều chỉnh với từng bước nhỏ. Bạn có thể thử áp dụng 5 lời khuyên sau đây để vượt qua áp lực công việc và giảm stress hiệu quả. 
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trang sức phong thủy, vòng tay phong thủy, các loại đá quý như đá thạch anh, đá mắt hổ như một cách đem lại năng lượng tích cực, giảm stress khá hiệu quả. 

1. Đặt đồng hồ giới hạn thời gian

Thay vì làm nhiều việc cùng lúc, bạn nên giới hạn thời gian để xử lý từng việc một. Phi hành gia Jerry Linenger (Mỹ) đã áp dụng bí quyết này một cách hiệu quả. 
Là một phi hành gia, Jerry có rất nhiều việc phải xử lý mỗi ngày. Ông đặt giờ để nhắc nhở đã đến lúc chuyển sang công việc khác. Bí quyết này đã giúp ông làm việc nhịp nhàng khi nghiêm túc thực hiện 100% những giới hạn thời gian đã đề ra. 

2. Lên kế hoạch cho công việc quan trọng

Khi vừa nhận một nhiệm vụ, bạn không nên nóng vội bắt tay vào làm ngay mà hãy lên kế hoạch cho những công việc quan trọng cần thực hiện ưu tiên. Bạn có thể loại bỏ bớt vài đầu việc không cần thiết để đẩy nhanh tiến độ. 
Sau đó, bạn lên danh sách những điều cần làm theo thứ tự ưu tiên. Cách sắp xếp công việc khoa học này sẽ giúp bạn không bị stress vì trễ deadline nhờ loại bỏ các công việc kém hiệu quả. 

3. Cách ly các yếu tố gây mất tập trung

Sự tập trung chính là chìa khóa giúp bạn tăng năng suất làm việc. Để rèn luyện sự tập trung, bạn nên cách ly với các yếu tố dễ gây mất tập trung sau đây: 
  • Đồng nghiệp: Khi cần hoàn thành công việc, bạn nên tránh trò chuyện với đồng nghiệp hay bạn bè vì sẽ rất dễ sa đà với các câu chuyện ngoài lề. 
  • Mạng xã hội: Bạn có thể tắt các mạng xã hội như Skype, Messenger, Zalo, Viber, Instagram… 
  • Điện thoại di động: Cách đơn giản nhất là bạn đặt chế độ im lặng cho điện thoại di động khi cần tập trung cao độ. 

4. Chăm sóc sức khỏe thật tốt

Chúng ta thường đổ lỗi hậu quả của thói quen làm nhiều việc cùng lúc cho các đối tượng bên ngoài như cấp trên, người thân hay thiết bị công nghệ. Thật ra, chính sức khỏe của bạn không tốt cũng gây ra stress và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. 
Bạn cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe khi tìm cách kiểm soát stress trong công việc. Bạn nên duy trì thói quen ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, tập thể dục 3 – 5 buổi/tuần và nấu ăn 15 – 20 lần/tháng. Đây vừa là cách giảm áp lực công việc lại vừa giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách rõ rệt đấy. 

5. Thư giãn khi cảm thấy mệt mỏi

Nhiều người thường xem video trên YouTube hay cập nhật Facebook khi muốn thư giãn. Thay vì vừa làm việc vừa giải trí, bạn nên tập trung làm việc xong mới giải trí tầm 5 – 10 phút. Nếu muốn nghe nhạc khi đang làm việc, bạn nên chọn nhạc không lời để không ảnh hưởng đến sự tập trung. 
Một trong những cách giảm stress công việc hiệu quả mà bạn nên áp dụng sau một khoảng thời gian mệt mỏi kéo dài là đi du lịch. Bạn có thể thu xếp một chuyến đi tầm 1 – 2 ngày cuối tuần để sau đó bắt đầu một tuần làm việc mới tràn đầy năng lượng.  Thạc sĩ Zheng Wang (Giáo sư trường Đại học Seton Hall, Mỹ) cho biết: “Nhiều người cảm thấy mình làm việc tăng năng suất khi làm nhiều việc cùng lúc”.  Theo giáo sư Zheng Wang, niềm tin về sự “sự tăng năng suất” đã khiến nhiều người cảm thấy hài lòng hơn khi hoàn thành xong nhiều việc cùng một lúc. Đây thật sự là một “cạm bẫy” tâm lý khiến chúng ta bị căng thẳng và giảm hiệu quả công việc. Dù tham công tiếc việc đến thế nào, bộ não của bạn cũng chỉ có thể hoạt
động tốt nhất khi xử lý lần lượt từng việc một. Vì thế, bạn nên từ bỏ thói quen làm nhiều việc cùng lúc để giảm stress nhé! 
Answer hZWZmZpil2qdm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5aZm5iViJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZpil2qdm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...