ỨNG DỤNG “TÂM LÝ HỌC” TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
Thanh Nguyễn: Thưa chị Tâm, là một chuyên gia tâm lý nhưng lại đào đạo cho khối doanh nghiệp rất nhiều, theo chị, vai trò của "Tâm lý học" trong công tác quản lý nhân sự là gì?
Chị Tâm: Kỹ năng thấu hiểu và điều hành "đúng tâm lý" là vô cùng quan trọng trong việc quản trị nguồn nhân lực bởi vì "Một chiếc áo không thể mặc vừa tất cả mọi người". Người lãnh đạo nhạy cảm, hiểu sâu tâm lý có thể tiếp cận tốt từng cá thể và đưa ra các quyết định phù hợp nhất.
Thanh Nguyễn: Anh Chính cũng là người rất coi trọng việc ứng dụng các công cụ tâm lý trong quản lý, xin anh chia sẻ hình thức mà công ty anh đang áp dụng và hiệu quả thế nào?
Anh Chính: Từ năm 2011, công ty United International Pharma (UIP) đã chọn áp dụng công cụ đánh giá tính cách nhân viên có tên là DiSC cho toàn bộ đội ngũ lãnh đạo và quản lý nòng cốt. Lợi ích của việc sử dụng bài trắc nghiệm chung là giúp mọi người xây dựng được cách hiểu chung về các loại tính cách cũng như cách hành xử của từng loại tính cách, từ đó cải thiện tích cực các mối quan hệ nội bộ, năng lực lãnh đạo cũng như chỉ số gắn bó của nhân viên. Song song đó, chúng tôi cũng xây dựng kiểu hành vi mong muốn (Role Behavior Analysis - RBA) cho từng vị trí công việc, tạo thuận lợi nhiều cho công tác tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ.
Thanh Nguyễn: Tìm hiểu tâm lý của từng nhân viên đã khó, có phương pháp nào để nhà quản lý nắm bắt nhanh tâm lý của nhiều nhân viên cùng lúc hay không ?
Chị Tâm: Ai cũng từng nghe "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" nhưng không phải ai cũng áp dụng được nguyên tắc này trong công việc và cuộc sống. Tôi rất đồng tình với chia sẻ của anh Chính việc cùng ứng dụng một công cụ chung nào đó giúp mọi ngưởi hiểu nhau nhanh và dễ dàng hơn, vì thế luôn khuyên các nhà quản lý hãy tìm hiểu và ứng dụng một công cụ phù hợp để hiểu nhân viên mình hơn, biết cách ứng xử hay động viên nhân viên thế nào cho hiệu quả… Khoảng 3 năm qua, tôi thường giới thiệu "Tâm lý Hình học" - công cụ khá đơn giản và dễ áp dụng chia tính cách con người thành 5 nhóm tượng trưng bởi 1 biểu tượng hình học: hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật và hình lượn sóng. Một ví dụ nhỏ nhé: Hình vuông là một biểu tượng ngay ngắn với 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông tuyệt đối, gợi tới những người nề nếp, gọn gàng nhưng đôi khi cứng nhắc, có thể nói là "vuông vắn" khi họ đóng gói cuộc sống với những nguyên tắc. Ngược lại, có những người sống tình cảm, luôn ôn hòa với mọi người để cuộc sống "tròn trịa" vì họ dễ tổn thương, sợ sự đổ vỡ, sứt mẻ tình cảm... giống như hình tròn là một đường cong mềm mại không có điểm đầu và điểm kết thúc vậy. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng để xếp loại tính cách người nào đó qua một vài lần tiếp xúc không khó, nhưng để hiểu sâu sắc và có cách ứng xử phù hợp, lãnh đạo họ hiệu quả thì luôn cần đầu tư thời gian tìm hiểu và bắt đầu với sự quan tâm thật sự, khi đó các kiến thức tâm lý học được mới thật sự phát huy tác dụng.
Anh Chính: Công cụ tâm lý cũng giống như một loại thuốc vậy, nhưng bác sỹ cũng rất quan trọng. Bác sỹ giỏi dùng đúng thuốc thì hết bệnh nhưng dùng sai thì rất nguy hiểm. Do vậy điều quan trọng là phải hiểu đủ sâu thì mới ứng dụng tốt các công cụ tâm lý, vì thế UIP thường xuyên mở các khóa huấn luyện về cách đọc báo cáo và cập nhật các kiến thức mới liên quan tới DiSC để đội ngũ quản lý của chúng tôi hiểu và áp dụng tốt hơn trong thực tiễn công việc.
Thanh Nguyễn: Theo kinh nghiệm của chị Tâm thì các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể áp dụng các công cụ tâm lý nào trong quản lý nhân lực?
Chị Tâm: Nói chung các công cụ tâm lý đều bắt nguồn từ nước ngoài và hiện cũng đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tùy nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, tôi thường áp dụng một số công cụ như : Giúp hiểu tính cách bằng công cụ MBTI hoặc Tâm lý hình học; Xác định loại công việc đam mê bằng SII (Strong Interest Inventory); Xác định giá trị cá nhân bằng phương pháp Rokeach hay giúp giải quyết mâu thuẫn với công cụ TKI, vv
Thanh Nguyễn: Nếu công ty chưa có điều kiện ứng dụng một công cụ tâm lý nào rộng rãi cho toàn bộ nhân viên thì chúng ta vẫn có thể làm những gì để trở thành những nhà quản lý "tâm lý" hơn?
Anh Chính: Một nhà quản lý phải thể hiện được 5 vai trò cốt lõi :1. Quản lý công việc; 2. Quản lý CON NGƯỜI; 3. Quản lý các mối quan hệ; 4.Quản lý các xung đột; 5. Quản lý bản thân. Nhà quản lý có sử dụng công cụ tâm lý hay không thì vẫn phải thể hiện vai trò quản lý con người, muốn làm tốt thì phải hiểu và thu phục được lòng người. Công cụ tâm lý không phải là chiếc đũa thần để giải quyết hết các vấn đề con người trong doanh nghiệp mà chỉ là công cụ hỗ trợ, bản thân người sử dụng công cụ tâm lý quan trọng hơn trong việc để tâm và cố gắng đạt được mục đích HIỂU và THU PHỤC NHÂN TÂM.
Chị Tâm: Bạn vẫn có thể hiểu nhân viên của mình nếu bạn thật sự dành thời gian tìm hiểu và thật sự dùng trái tim của bạn để cảm, có thể không phải lúc nào cũng hoàn hảo nhưng chắc chắn bạn sẽ ngày một có kinh nghiệm hơn trong việc nhìn người và ứng xử.
Thanh Nguyễn: Một lời khuyên cuối cùng mà anh chị muốn gửi đến các nhà quản lý muốn ứng dụng tâm lý học để quản lý nhân sự hiệu quả hơn?
Chị Tâm: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, nếu bạn thật sự muốn ứng dụng các công cụ tâm lý, hãy tìm hiểu kỹ để lựa chọn phương pháp phù hợp, trong đó cực kỳ quan trọng là phải sử dụng tài liệu chính thống với các chuyên viên tâm lý đã qua đào tạo bài bản. Ngược lại, việc thiếu hiểu biết sâu sắc về các kiến thức và nguyên tắc tâm lý cần thiết rất dễ khiến người sử dụng bối rối và ứng dụng sai lầm, không hiệu quả.
Anh Chính: Công ty là CON NGƯỜI, nên tính cách con người tác động lớn đến suy nghĩ, hành động của tổ chức và cả môi trường làm việc. Đầu tư vào việc sử dụng một số công cụ tâm lý phù hợp có thể giúp doanh nghiệp hiểu được tính cách tự nhiên của con người và dựa trên kết quả này các nhà quản lý nhân sự sẽ có các chương trình để giúp mọi người phát triển bản thân tốt hơn, đưa cái tự nhiên thành cái mong muốn. Chúng ta cũng nên tránh việc học kiểu phong trào cho có, thiếu phần ứng dụng, đó là lý do nhiều doanh nghiệp chưa thành công khi sử dụng công cụ tâm lý.
Thanh Nguyễn: Cảm ơn anh chị đã dành thời gian với Chia Sẻ Để Thành Công.
Pages
- aloke chakravartty1402554268
Watch India it will be the most talked about country in two years time.Its economic growth will be in double digit. Those who want to make money in Indian market watch out now.
aloke Chakravartty,MBA,PhD
Calcutta,India
-
hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUl5SYmYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmKRcJmFneDh
-
More
hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpOUm5eIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhm5qbJhmVm6xtg.. - Tan Lam1420532309
Đề tài tâm lý trong quản trị nhân sự rất thiết thực và luôn thu hút mình. Nó có sức hút rất lớn với riêng mình.
Rất mong được trao đổi, chia sẻ và tham vấnnhững thông tin, kinh nghiệm với Chị Thanh Nguyễn. qua : lamtan74@yahoo.com.vn
Rất cám ơn.
-
hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmZeam4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmSUcpuFneDh
hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpWXnZmIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhwbZpmVm6xtg.. - Nguyen Hong Minh1420534162
Tôi cảm ơn bạn Quoc Ngo Trung đã đăng bài này để tôi và mọi người có cơ hội tiếp cận với một điều rất quan trọng trong cuộc sống chứ không riêng gì trong quản lý nhân sự, quan trọng với tất cả mọi người chứ không riêng gì với người lãnh đạo. Mục đích buổi nói chuyện đề cập tới đối tượng là 'người lãnh đạo giỏi' tức là cách nhìn nhận, thấu hiểu của nhà 'tâm lý học' là theo chiều từ trên xuống, đứng trên vai trò là người lãnh đạo, dùng hoặc không dùng các công cụ để thấu hiểu, ...vv và kết lại là ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP - mở ra một loại hình dịch vụ chuyên gia tâm lý trong quản lý (Chị Tâm), và CON NGƯỜI - với những tính cách con người chung chung (anh Chính) đó là áp dụng trên quan điểm bạn là lãnh đạo giỏi, còn ngược lại thì sao? tức là đối với nhân viên bình thường thì sao?
Thường để thấu hiểu nhau thì theo chiều từ trên xuống thường dễ ràng hơn rất nhiều so với chiều ngược lại. Chính vì vậy mà còn tồn tại rất nhiều điều cần tính tới trong trao đổi thông tin thấu hiểu hai chiều trong tâm lý học. Có thể đúng nhưng không phải toàn bộ, hoặc có thể nói là cứng nhắc nếu chỉ dùng các công cụ ấy áp dụng theo một chiều, khi chúng ta không có sự tiếp cận ngược lại, hai chiều với nhau thì tâm lý học ấy hiểu như là đã mất đi một cạnh vậy, hoặc đường tròng không còn là tròn nữa mà thành hình méo mó.
-
hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUmZeanIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 2
- hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmSUcpyFneDh
hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpWXnZqIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhsaJdmVm6xtg.. - Anh Doan1459740857
Cám ơn anphabe đã đăng một bài viết rất hay và ý nghĩa. Đề tài về tâm lý trong quản trị nhân sự luôn hấp dẫn mình. Bởi mình nghĩ một nhà quản trị tài ba không phải là người giỏi mà là người biết dùng người giỏi hơn mình.
-
hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnJiZmIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmeVcZiFneDh
hZWZmZhhk26XmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpiYnJaIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmZxa5xtbVVvtrI.