Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam "ăn đứt" người miền Bắc
Người miền Nam sống đơn giản nên mọi thứ đều thoáng và dễ chịu. Còn đối với người miền Bắc, họ sống phức tạp nên nhiều khi trở thành lối sống giả. Cuộc sống bí bách, khí hậu khắc nghiệt cũng góp phần làm cho người miền Bắc tính tình nóng nảy, văn hóa ứng xử kém hơn người miền Nam.
LTS: Sau khi đăng tải bài viết: Nói bậy, chửi tục: Người miền Bắc ít kiềm chế hơn người miền Nam, Báo Giáo dục Việt Nam nhận được thư bày tỏ sự ủng hộ quan điểm này của độc giả Trịnh Hoàng Hiệp. Để độc giả khắp cả nước có thể tiếp tục bàn luận về vấn đề "nói bậy, chửi tục", chúng tôi xin đăng tải nguyên văn lá thư này.
Có giai thoại kể lại rằng, nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả của cuốn sách bất hủ "Thi nhân Việt Nam" trong thời gian sống tại miền Nam đã chẹp miệng mà nói: "Người miền Nam, ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn, mình cũng biết ngay đó là dân ngoài Bắc vào". Ngay trong cách nói này của ông cũng cho thấy rằng, văn hóa giao tiếp, ứng xử của người miền Nam... ăn đứt người miền Bắc. Đất nước Việt Nam chia thành nhiều vùng miền rõ rệt, có nguồn gốc tại miền Bắc. Sự phân chia này ảnh hưởng rõ ràng đến lối sống và văn hóa mỗi nơi một khác. Ngay cả trong giọng nói, ngôn ngữ giao tiếp từ Bắc vào Nam đều có sự thay đổi, đặc biệt là hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Gần đây, những clip được tung lên mạng về thói nói tục, chửi bậy của học sinh đã làm dư luận vô cùng phẫn nộ, bức xúc: Khi nữ sinh nói chuyện bằng chân tay, Clip hai nữ sinh hỗn chiến kinh hoàng, Choáng váng với nam sinh Thủ đô chửi tục trước cổng trường. Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện học đường mà còn là câu chuyện của toàn xã hội.Tình trạng bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến (Ảnh minh họa) |
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Trong cách cư xử với bề trên, hai miền Nam Bắc đều biểu hiện khác nhau. Nếu người miền Bắc nói “ạ” sau mỗi câu hỏi hoặc câu trả lời thì người miền Nam thường đệm "thưa" vào trước, "dạ" vào sau. Từ thuở nhỏ, hầu hết đứa trẻ nào cũng được dạy những lễ nghĩa cơ bản như vậy nhưng theo thời gian, khi con người dần lớn lên thì từ “ạ” của người miền Bắc thường được cắt giảm. Có lẽ bởi "ạ" mang nặng sự nghiêm túc, cứng nhắc và mô phạm, không còn phù hợp trong giao tiếp. Còn người miền Nam vẫn giữ nguyên từ “dạ”hay "thưa" như một lẽ tự nhiên.
Mặc dù Hà Nội là trung tâm văn hóa nhưng tôi thấy rằng về sự lịch lãm, tinh tế thì người miền Bắc hơn người miền Nam, thế nhưng về văn hóa cư xử trong cộng đồng thì người miền Bắc lại phải học hỏi người miền Nam. Trong các lễ hội, người miền Nam ít cảnh nhốn nháo, xô đẩy hay cố tình làm hại của chung. Họ luôn có ý thức tôn trọng người khác và bảo vệ mình.
Về cách sử dụng hai từ "cảm ơn" và "xin lỗi" hai vùng miền cũng khác nhau. Người miền Bắc rất hạn chế trong cách nói hai từ này, người ta chỉ nói như một luật lệ bất thành văn khi con cái nói với bố mẹ, ông bà, người ít tuổi nói với người hơn tuổi mà không biết rằng giao tiếp với cộng đồng cũng rất quan trọng. Nếu đi ngoài đường trên đất Bắc mà bạn bị xe đụng, bị giằng kéo, xô đẩy thì bạn chỉ nhận được những cái trợn tròn mắt, rồi phóng xe qua trước mặt. Nhưng người miền Nam thì khác, họ sẵn sàng nói xin lỗi nếu sai.
Ở Sài Gòn, chuyện vào siêu thị, cửa hàng... thấy những cô nhân viên cúi gập người chào là điều hết sức bình thường. Thế nhưng ở Hà Nội, bạn sẽ xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó cúi gập người và nói lời cảm ơn - đó là chuyện hiếm thấy trên cả miền Bắc. Nếu đi trên đường mà có điện thoại, người miền Bắc có thể vừa lái xe vừa chửi tục, quát tháo ngay giữa phố để chứng tỏ mình là ai, nhưng người miền Nam thì họ sẽ dừng lại, ghé xe bên lề đường mà nói chuyện. Thanh niên miền Nam nhậu nhẹt về khuya, khi thành phố vắng người, không có cảnh sát giao thông họ vẫn dừng xe khi có đèn đỏ, nhưng miền Bắc thì khác, không cần nhìn ngó trước sau mà sẽ phóng xe đi thẳng.
Từ ngoài xã hội lại nói về câu chuyện học đường nơi mà các em bộc lộ rõ nét nhất cách ứng xử. Sau giờ tan học, nếu đứng ở một cổng trường cấp III tại miền Bắc sẽ thấy rằng, vừa bước ra khỏi cổng trường học sinh nam thì bỏ "sơ vin", châm thuốc và bắt đầu "phun châu nhả ngọc" đến kinh hoàng, học sinh nữ thì sẵn sàng cầm dép lên đánh nhau vì những lý do hết sức vớ vẩn.
Môi trường nào cũng có những bức xúc, học sinh miền Nam có đánh nhau, nhưng mức độ man rợ thì không bằng miền Bắc. Học trò miền Nam chỉ đánh đấm nhau rồi thôi chứ ít khi kèm theo những hành vi xúc phạm như chửi bới thậm tệ, lột áo ngay giữa phố. Cứ thử xem những clip của học sinh Bắc thì biết, đánh nhau không khác gì côn đồ, dẫn đến "đối thủ" chấn thương cả về thể xác cũng như tinh thần.
Người miền Bắc thường ăn nói rất khéo, trịnh trọng nhưng người miền Nam lại nhã nhặn và hồn hậu hơn. Trong đời sống thường nhật, người miền Nam biểu lộ tình cảm một cách chân tình, không che dấu như người miền Trung hay khách sáo như người miền Bắc. Đến nhà một gia đình miền Nam mà gặp bữa cơm thì sẽ được họ mời một cách cởi mở: "Ăn cơm chưa? Sẵn bữa ăn luôn nghen!" mặc dù đó có thể là mâm cơm tuềnh toàng. Điều đó cũng không làm cho khách phải ngại ngần. Vì thế mối quan hệ được gắn kết bằng sự cởi mở, thoải mái.
Người miền Nam sống đơn giản nên mọi thứ đều thoáng và dễ chịu. Họ không hay để ý nhau, quản lý nhau, săm soi quá sâu vào đời tư của người khác. Họ sẵn sàng bỏ qua mọi hiềm khích để khám phá và thưởng thức cuộc sống, vì thế mọi chuyện luôn tươi mới. Còn đối với người miền Bắc, họ sống phức tạp nên nhiều khi trở thành lối sống giả. Trong cách giao tiếp, có thể trước mặt người khác họ lễ phép, lịch sự nhưng ngay sau lưng họ lại chửi tục. Họ luôn gồng mình cố gắng trong khi bản thân họ lại muốn nổi loạn. Cách sống đó dễ dẫn tới tình trạng bất cần và stress tâm lý. Cuộc sống bí bách, khí hậu khắc nghiệt cũng góp phần làm cho người miền Bắc tính tình nóng nảy, văn hóa ứng xử kém hơn người miền Nam.
Phải chăng những điều tôi nói trong bài viết này ai cũng biết nhưng mà ít ai nói và ít ai viết ra?
Pages
- Phạm Thị Hường1370954802
Tôi không đồng tình với bài viết này. Bản thân tôi là người ngoài Bắc vào Nam công tác dài hạn. Tôi, ở trong Nam khá lâu, tôi gặp người tốt có, người xấu có, người nói tục có, người lịch sự có. Nói chung là ở đâu cũng có người lịch sự hay tốt bụng và cũng có những người bất lịch sự và độc ác. Không thể quy chụp như vậy được.
-
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTm5qTlYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWaXa5WFneDh
-
More
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZealpOIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmtpaZhoVm6xtg.. - NGUYỄN CHÍ THÀNH1371001627
Bài viết của bạn không sai nhưng không phù hợp để post chốn đông người. Vấn đề này theo tôi là vấn đề vi mô, để giải quyết cần có vai trò vĩ mô của Nhà nước, chính quyền các cấp.
Văn hóa vùng miền luôn có nhưng tính tích cực được phát huy và tiêu cực, xấu sẽ bị loại trừ khi mà văn hóa của quốc gia được đẩy mạnh và cổ súy mạnh mẽ bởi các cơ quan hữu quan.
Tôi lấy ví dụ, khi mà truyền thông, báo chí liên tục đưa những hình ảnh xấu đó lên TV thì người dân sẽ ngại mà bỉ dần, điều nảy chỉ có bộ Vă hóa TTDL làm chứ còn ai vô đây làm nữa? Nhưng việc này là một dự án mang tính chất chiến lược, tập trung và mạnh tay thì sẽ là một đòn đánh mạnh vào mọi tầng lớp nhân dân để họ ý thức được việc làm của họ sẽ tác động như thế nào đến họ.
Việt Nam mình có khả năng triển khai các chiến dịch truyền bá hiệu quả từ nón bảo hiểm, từ an toàn giao thông...thì sao không có chiến dịch văn hóa quốc gia vì du lịch, vì chất lượng cộng đồng Việt?
Cứ ngày nào cũng đưa các kịch bản hành xử xấu lên TV và phân tích nó, thì người dân kia có khi cũng chột dạ mà bỏ dân dần.
Tôi thích văn hóa của Ba Miền Việt Nam vì nó thật tuyệt vời, có những thứ Miền Nam phải học ở Miền Bắc vì tính khác sáo một chút cũng tạo nên cái hay trong giao tiếp.
-
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTm5qUlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWaXbJSFneDh
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZeal5KIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmZvap1sVm6xtg.. - Tuan Anh Vu1371199282
Bản thân tôi là người bắc sinh sống và làm việc tại TP HCM. Bài báo hoàn toàn mang tính chất phiến diện. Giao tiếp quan trọng nhất là đối tượng là ai và họ có chấp nhận đó không. Ví dụ hai bạn miền bắc gặp nhau là chửi nhau một cái. người nam nghe thì shock. nhưng họ không hiểu rằng chỉ có bạn thân ở bắc thì mới xuồng xã như vậy. Tốt hay không tốt cần phải suy nghĩ giao tiếp với ai, trong hoàn cảnh nào, nói về cái gì, nói như thế nào, người xung quanh là ai. lịch sử quan hệ thế nào. v/v và v/v. Còn người lỗ mãng và lịch sự thì ở miền nào của Việt Nam cũng có hết vậy thôi
-
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTm5qamYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWaXcpmFneDh
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZeanZeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpappyhmxtcJhXb7Cx - Dieu Lam1371606716
:) Chủ đề này thật ra thì đi đâu cũng gặp thôi mà. Có lẽ A có cách nghĩ of mình và muốn share ra, tốt thôi. Nhưng hãy "sống & cảm nhận"
-
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTm5uZm4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWaYcZuFneDh
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZebnJmIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmZra5prVm6xtg.. - Đức Lê Công1372670448
Xin chào các anh chị.
Mình là người miền nam gốc từ nhiều đời, chưa bao giờ có dịp đi ra Bắc hay Trung. Nhưng mình thật sự cảm thấy rất buồn vì bài viết này. Tôi yêu Việt Nam.
-
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTm52amIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWaacpiFneDh
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZednZaIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhtbZ5qVm6xtg.. - nguyễn quốc cường1373029749
Tôi không hiểu sao bạn là 1 người thuộc thế hệ trẻ, được ăn học và được tiếp nhận những kiến thức văn minh, lại có thể viết ra những dòng ấu trĩ và đầy kỳ thị, chia rẽ dân tộc như vậy. Người miền Bắc hay người miền Nam liệu có phải thuộc về 2 dân tộc khác nhau? Ngày xưa vì chiến tranh người ta phân biệt, thù hằn, hơn thua với nhau đã đành, đằng này đã ở thế kỷ 21, đất nước đã bao thay đổi rồi mà bạn vẫn còn lối tư duy như vậy thì thật sự bạn không xứng đáng là 1 thanh niên Việt Nam có học thức. Người Nam và người Bắc cũng đều là dân tộc Việt Nam, nếu bạn muốn so sánh hơn thua thì tại sao không mở rộng cái đầu và con mắt của mình nhìn ra thế giới xem bạn đang là cái gì trong thế giới đang vận động, thay đổi từng giây này? Tôi nghĩ 1 diễn đàn có nhiều người có học thức như thế này chắc chắn sẽ không phù hợp cho những người như bạn. Sorry nếu có lỡ lời nhưng đã được ăn học đàng hoàng mà còn có những suy nghĩ như thế này thì tôi thấy thật phí phạm bao nhiêu năm đèn sách và công sức của cha mẹ
-
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTnJSanIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWeRcpyFneDh
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZiUnZqIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmttbZpnVm6xtg.. - Ralph Nguyen1373032859
Công bằng mà nói không phải tự nhiên mà ngày xưa người Pháp đến Đông dương chia Việt nam thành 3 kỳ, bởi đơn giản là khác biệt văn hóa, không thể nói được là miền nào hay hơn miền nào nhưng giao thoa văn hóa luôn xảy ra, vì thế hãy đón nhận và tìm cách sống chung với sóng từ các cuộc giao thoa văn hóa này và đừng chỉ trích, bởi đó là văn hóa của chúng ta_ văn hóa Việt_vốn đa dạng và đầy dấu ấn riêng_tồn tại được dưới sự đồng hóa ngàn năm của phương bắc nên chắc chắn văn hóa Việt là đẹp và thích hợp để tôn trọng .
Thích nghi và phát triển cùng với nét đa văn hóa Việt đó là dấu hiệu thành công của các nhà quản trị có tầm, có tâm và chắc chắn thành công.
Trân trọng
-
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTnJWRlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWeSaZSFneDh
hZWZmZhjkWqWm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZiVlJKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhsbJ5nVm6xtg..